Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 3). Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với quý thầy cô và các em trong việc tìm hiểu bài học trên lớp. Cùng Học247 tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Cách lựa chọn từ ngữ phù hợp khi sử dụng
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.
- Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết:
+ Xác định nội dung cần diễn đạt.
+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
+ Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.
1.2. Tác dụng
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
Bài tập minh họa
Bài tập: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
"Cái bống là cái bống bang
Kéo sảy kéo sàng cho mẹ bống nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng".
(1) Từ "đường trơn" được hiểu như thế nào?
(2) Có thể thay từ "đường trơn" thành "đường xa" không? Vì sao?
(3) Bài ca dao trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
a. Hướng dẫn giải:
- Xem lại cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết:
+ Xác định nội dung cần diễn đạt.
+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
+ Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.
b. Lời giải chi tiết:
(1) Từ "đường trơn" ý nói đường khó đi, trơn, dễ té khi trời mưa.
(2) Nếu thay từ "đường trơn" thành "đường xa" thì bài ca dao sẽ không chuyển tải được đúng ý nghĩa của nó. Đó là cảnh đầy cảm động khi mẹ đi chợ về, trời mưa, đường trơn, cái bống không ngần ngại chạy ra gánh đỡ mẹ.
(3) Các biện pháp tu từ được sử dụng là:
- Điệp và ẩn dụ: "Cái bống" -> Hình cảnh cái bống là hình ảnh quen thuộc trong ca dao và trong cách nói hàng ngày để chỉ những em bé (thường là những em bé gái) ngoan ngoãn, chăm chỉ.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với nghĩa của văn bản.
+ Phân tích được cách lựa chọn từ ngữ trong một văn bản cụ thể.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 3)
Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 3) sẽ giúp các em biết cách sử dụng từ ngữ một cách phù hợp và đúng chuẩn nhất. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 3) Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247