OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Bài học Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi thực hành nói và nghe về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm nhất. Chúc các em sẽ có một tiết học thật thú vị nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Cách trình bày

a. Trước khi nói:

* Chuẩn bị nội dung nói:

- Tóm lược nội dung bài viết thành dạng đề cương.

- Chú ý sự khác nhau về cách mở đầu, cách triển khai, cách kết thúc giữa bài viết và bài nói để trình bày các nội dung bằng ngôn ngữ nói phù hợp.

- Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, ghi chú thêm các số liệu, các bằng chứng,...

* Tập luyện:

- Đối với bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống, hình thức tập luyện tốt nhất là theo nhóm. Các thành viên luân phiên nói, nghe và góp ý cho nhau để rút kinh nghiệm.

b. Trình bày bài nói:

* Mở đầu:

- Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bàn một cách gọn, rõ. Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách dùng câu chuyện để giới thiệu hiện tượng (vấn đề).

* Triển khai:

- Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị. Khi nói, cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng.

- Nhấn mạnh ý kiến riêng của bản thân.

* Kết luận:

- Tóm lược nội dung đã trình bày.

- Gợi suy nghĩ và kích thích sự đối thoại của người nghe.

- Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói phù hợp (không nói to hay nhỏ quá; không nói nhanh hay chậm quá; lên giọng, xuống giọng ở những chỗ cần thiết).

- Giọng nói truyền cảm: cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ.

- Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp, thể hiện sự tương tác với người nghe.

c. Sau khi nói: Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

* Người nghe:

- Trao đổi lại với người nói về hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn luận, về cách trình bày bài nói.

- Thảo luận bằng cách nêu thắc mắc, yêu cầu người nói giải đáp thêm. Nhận xét về lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng.

* Người nói:

- Lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.

- Giải thích thêm những chỗ người nghe thắc mắc.

- Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.

1.2. Thực hành nói và nghe

Xin chào thầy cô và các bạn! Trong vài thập kỉ qua, đã có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề: Có nên nuôi thú cưng? Trước khi vào vấn đề, cho mình hỏi có bao nhiêu người ở đây nuôi thú cưng ạ? Xin mời các bạn giơ tay. À có vẻ số lượng người nuôi thú cưng khá nhiều/ khá ít. Bạn có ý kiến gì về điều này không? (Đưa mic cho 1 bạn). Cảm ơn sự chia sẻ của bạn.

Trong quan điểm của tôi, nên có vật nuôi trong nhà. Dưới đây là một số lí do chứng minh cho việc tại sao chúng ta cần có ít nhất một bé thú cưng trong nhà.

Thứ nhất, thú cưng giúp chúng ta cân bằng cảm xúc. Khoa học đã chứng minh các loài vật nuôi (đặc biệt là chó) thường khá nhạy cảm với cảm xúc. Vì vậy rất dễ dàng để chúng có thể phát hiện ra những cảm xúc tiêu cực như buồn, giận,... của con người. Những lúc ấy, thú cưng sẽ thay thế một người bạn tri âm, tri kỉ. Có những vấn đề mà con người khó có thể nói cho một người nào đó vì nhiều lí do cá nhân. Có một con vật lắng nghe, không phán xét những suy nghĩ, hành động của bạn là một cách để bạn giải tỏa căng thẳng và những nỗi buồn. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve của thú cưng có thể mang lại cảm giác an ủi, an toàn cho những rối loạn, bối rối trong lòng con người. Tôi có nuôi một con mèo, bất kể khi nào tôi buồn, bằng một cách thần kì nào đó, nó đều biết và ngay lập tức cuộn người trong vòng tay tôi. Đôi khi chúng ta không cần những lời khuyên cho vấn đề của mình, chúng ta chỉ cần người có thể lắng nghe để trút hết bầu tâm sự. Đôi khi sự im lặng và quấn quýt của một chú mèo là liều thuốc tốt nhất cho những rối loạn sâu thẳm bên trong con người.

Tiếp theo, việc nuôi thú cưng giúp con người có trách nhiệm hơn. Chăm sóc, nuôi dạy thú cưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và khoảng thời gian nhất định. Để vật nuôi có thể phát triển một cách toàn diện, chúng ta cần dành nhiều thời gian cho những hoạt động: cho ăn, tắm rửa, vui chơi, dạy dỗ,... chúng. Bởi vì đang nắm trong tay sinh mạng của một loài động vật nên con người có xu hướng có trách nhiệm hơn trong mọi việc. Bạn không thể để một con vật chết đói, chết rét,... vì những hành động vô tâm của bản thân mình được. Hơn nữa, con người sẽ trở nên kiên nhẫn hơn khi dạy dỗ một loài vật sinh hoạt có trật tự. Trước khi vật nuôi hiểu được những điều chúng được dạy, chúng sẽ mất thời gian làm quen và thời gian này sẽ trở nên rất khó khăn với chủ. Chúng phải sai nhiều lần thì mới có thể nhận thức được đâu là hành động đúng để duy trì. Vì vậy, nếu chủ nhân của chúng không kiên nhẫn thì việc huấn luyện sẽ thất bại.

Cuối cùng, sức khỏe con bạn sẽ được cải thiện nếu bạn nuôi dạy một loài vật nuôi đúng cách. Ví dụ như khi bạn nuôi một chú chó hay một chú ngựa (những động vật lớn, cần được vận động), bạn sẽ phải vận động nhiều hơn. Hàng ngày, một số thú cưng nhất định cần có thời gian được vận động, đi dạo, chạy nhảy. Để có thể quản lí và bảo vệ chúng, người chủ thường sẽ phải vận động theo nhịp độ của thú cưng. Hơn nữa, các bạn sẽ thức giấc và ăn ngủ điều độ hơn vì các bạn cần giữ cho thú cưng lối sinh hoạt cân bằng. Có thể nghe khó tin nhưng có bài báo khoa học còn đề cập đến việc chó có khả năng phát hiện ung thư ở người. Một đứa trẻ khi được sinh ra và lớn lên cùng động vật cũng sẽ ít có nguy cơ mắc hen suyễn và các bệnh khác hơn những đứa trẻ không tiếp xúc với động vật.

Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh một điều: Chúng ta chỉ nên nuôi thú cưng sau khi đã suy nghĩ một cách nghiêm túc và kĩ càng. Nếu bản thân thấy không có đủ thời gian, không gian, tài chính, trách nhiệm,... thì không nên nuôi chúng bởi vì chúng sinh ra không phải để chịu đựng. Đừng để đến lúc những chú cún cưng, mèo cưng,... của bạn chết vì sự vô tâm của mình thì mới nhận ra rằng mình không hợp nuôi vật cưng. Hơn nữa, các bạn cần phải cân nhắc đến sức khỏe của bản thân khi nuôi chúng như việc bạn không thể nuôi mèo khi bạn bị hen suyễn; bạn không thể nuôi những con vật to nếu như bạn không thể kiểm soát được chúng,... vì nó sẽ ảnh hưởng đến cá nhân bạn cũng như những người xung quanh.

Để chốt lại vấn đề, tôi xin khẳng định lại một lần nữa quan điểm của mình: Nuôi một con thú nuôi là một điều tốt đẹp mà bạn có thể trải nghiệm trong cuộc đời. Tuy nhiên đừng biến chúng thành gánh nặng cho chính bản thân mình. Hãy cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định nuôi một con vật nào đó. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp của mọi người.

(Sưu tầm)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy trình bày ý kiến của em về một hiện tượng đời sống.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn một hiện tượng đời sống mà em nắm rõ nhất.

- Ý kiến của em với hiện tượng đời sống phải rõ ràng: Đồng tình hoặc không đồng tình.

b. Lời giải chi tiết:

Ngày nay, các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu đô thị đều đang gặp phải vấn nạn đó là hiện tượng vứt rác bừa bãi. Không khó để nhận ra môi trường sống của chúng ta đang ngày càng trở nên ô nhiễm. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rác thải ở bất cứ nơi đâu: vỉa hè, sông hồ, khu di tích, khu du lịch,… Càng những nơi tập trung đông người, lượng rác thải không đúng nơi quy định càng lớn, nơi nơi đều có rác bẩn kiến môi trường ngày càng ô nhiễm.

Để giữ gìn vệ sinh mội trường rất nhiều nhân công vệ sinh đã phải dọn dẹp những thứ rác thải bừa bãi đó nhưng không nổi một ngày, rác thải lại xuất hiện. Vậy nguyên nhân ở đâu? Nguyên nhân chính là ở ý thức của mỗi người dân chúng ta. Khắp các vỉa hè đường phố có rất nhiều các loại vỏ kẹo, túi bóng, tờ rơi,… làm mất mỹ quan. Nguyên nhân là bởi khi nhận được tờ quảng cáo, người ta xem xong rồi vứt luôn ra đường, chỉ sau một thời gian ngắn, mặt đường sẽ phủ ngập giấy rác. Ăn một que kem, gói kẹo, họ cũng liền thuận tay ném vỏ xuống mặt đấy rồi đi qua không một chút suy nghĩ về hành động sai trái của mình. Hay hành động các hàng quán bày bán trái phép trên vỉa hè đổ tất cả các đồ ăn dư thừa, nước thải xuống cống khiến cống bị ứ đọng, tắc nghẽn…

Các trường học cũng có một khung cảnh tương tự như vậy. Vỏ kẹo, túi bóng, giấy rác tràn lan khắp sân trường sau mỗi giờ ra chơi. Sau mỗi buổi học, cả phòng học là những mẩu giấy to, nhỏ nằm trên mặt đất. Ở những nơi tập trung đông người, tình trạng vứt rác bừa bãi càng trở nên phổ biến. Mọi người đến những địa điểm du lịch, bãi biển trải thảm ra để ăn uống, vui đùa nhưng khi trở về, ít ai có ý thức dọn dẹp chai lọ, rác thải do mình vừa bày ra. Hoặc sau mỗi trận bóng, các nhân viên vệ sinh lại bận rộn thu dọn rác thải ở khán đài do khán giả ném ra trong suốt trận đấu.

Tình trạng vứt rác thải bừa bãi đã trở nên rất phổ biến ở đất nước ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và môi trường. Nguyên nhân chủ quan là do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của mỗi người vẫn còn thấp, ném rác ra đường là hành động được họ chấp nhận và rất “thuận tay” khi làm điều đó ngay cả khi thùng rác cách họ không mấy bước chân. Nguyên nhân khách quan thì phải nói đến là do hệ thống thùng rác chưa được phân bố hợp lý nên vì không tìm được thùng rác nên người ta vứt rác xuống đường chăng? Do đó, ngoài việc phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, chính quyền cũng cần phải bố trí thêm nhiều thùng rác để người dân có nơi vứt rác hợp lí, để giảm thiểu tình trạng vứt rác bừa bãi ở khắp mọi nơi như hiện nay.

Môi trường là không gian chung sống của tất cả con người chúng ta, vì vậy mỗi người cần nâng cao ý thức của bản thân và cộng đồng để loại bỏ hiện tượng vứt rác bừa bãi trong cuộc sống. Cùng nhau chung tay xây dựng một không gian xanh không rác thải, đẹp trong lòng người dân và du khách thăm quan.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được các bước khi tiến hành trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

+ Chuẩn bị được một bài thực hành nói trước tập thể về một vấn đề cụ thể.

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành nói trước tập thể lớp học.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Bài học Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành nói về một hiện tượng đang phổ biến trong đời sống hằng ngày. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF