OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hai loại khác biệt - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Văn bản Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa. Để cảm nhận được một cách đầy đủ về văn bản này, Học247 mời các em học sinh cùng tham khảo bài học Hai loại khác biệt thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

(1) Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? 

Gợi ý:

- Mỗi người đều mong muốn có sự khác biệt so với mọi người xung quanh.

(2) Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?

Gợi ý:

- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có ưu điểm vượt trội: Một người khiêm tốn, đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

1.2. Đọc văn bản

a. Hoàn cảnh câu chuyện:

- Kể qua lời nhân vật "tôi" khi ở độ tuổi Trung học → Tăng tính chân thực, sức thuyết phục.

- Thầy giáo ra một bài tập: Trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi phải trở nên khác biệt.

- Mục đích của bài tập: Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

- Quy định: Không được làm điều gì gây hại, làm phiền người khác hoặc vi phạm nội quy nhà trường.

b. Khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa:

* Khác biệt vô nghĩa:

- Biểu hiện:

+ "Tôi": Đến trường với bộ trang phục kì dị, đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay. 

+ Các cách thể hiện khác:

  • Để kiểu tóc kì quặc.
  • Làm trò quái đản với trang sức và hộp phấn trang điểm.
  • Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

→ Nhiều bạn làm tương tự: Không còn khác biệt.

- Kết quả:

+ Trở nên lố bịch, kì lạ nhưng lại không khác biệt.

+ Nhận ra mình chọn cách đơn giản nhất vì không quan tâm tìm kiếm một thứ ý nghĩa hơn, mình là khác biệt vô nghĩa.

* Khác biệt có nghĩa:

- Biểu hiện:

+ Đứng lên trả lời câu hỏi.

+ Phát biểu một cách từ tốn, dõng dạc, lễ độ.

+ Nói với giáo viên là "Thưa thầy/cô", gọi bạn là "anh chị".

+ Cuối tiết học, tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

- Kết quả:

+ Ban đầu: Các bạn cười khúc khích vì cho là kì quặc.

+ Về sau: Nể phục và được mọi người đặc biệt chú ý.

=> Khẳng định vấn đề qua một câu chuyện gần gũi, hướng tới mọi lứa tuổi.

1.3. Sau khi đọc

a. Tác giả:

- Tác giả Giong-Mi-Mun (1964).

- Quốc tịch: Hàn Quốc.

- Là Tiến sĩ Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt (Harvard).

b. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch. 

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

- Bố cục: Tìm hiểu theo 2 mạch nội dung chính như sau:

+ Hoàn cảnh câu chuyện.

+ Khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... Em hãy viết tiếp 5 - 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

a. Hướng dẫn giải:

- Trình bày suy nghĩ của em về sự khác biệt.

b. Lời giải chi tiết:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản Hai loại khác biệt.

+ Nhận thức được khác biệt có nghĩa và khác biệt vô nghĩa.

Soạn bài Hai loại khác biệt

Bài học Hai loại khác biệt nhằm giúp các em rút ra được cho bản thân bài học về sự khác biệt. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Hai loại khác biệt Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Hai loại khác biệt

Văn bản Hai loại khác biệt có lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực. Để cảm nhận được điều này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu về bài Hai loại khác biệt dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF