Tiếng cười không muốn nghe là bài văn nghị luận phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là "phương thuốc" trị "căn bệnh" chê bai người khác. Để hiểu hơn về bài học này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học Tiếng cười không muốn nghe nằm trong bộ sách mới - Kết nối tri thức chi tiết dưới đây nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Trước khi đọc
Em có suy nghĩ gì về nhan đề Tiếng cười không muốn nghe?
Gợi ý:
Nói lên tiếng cười ấy không ai muốn nghe, đó có thể là tiếng cười nhạo báng người khác.
1.2. Đọc văn bản
a. Mở bài:
- Giới thiệu nhiều âm sắc, hàm ý của tiếng cười.
- Nhắc đến câu tục ngữ "Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười" để nhắc đến kiểu cười khiến phiền lòng, khó chịu.
b. Thân bài:
- Phân tích tục ngữ:
+ Nêu ra bài học: Không nên mải cười cợt người khác, bởi biết đâu bản thân mình rồi cũng có lúc lộ ra những nét đáng chê cười.
+ Ý nghĩa điệu cười mà câu tục ngữ nhắc đến: mỉa mai, dè bỉu, chê bai.
- Lí lẽ:
+ Lí do để cười: muôn hình vạn trạng.
+ Khẳng định ý kiến: Mọi người đều không hoàn hảo, quan trọng là nhận ra và khắc phục. Cười cợt về điểm yếu của người khác để hả hê, tự đề cao mình là không hay. Có thể sẽ bị rơi vào tình huống tương tự.
+ Giá trị của khác biệt: Tạo ra sự đa dạng, phong phú cho cộng đồng. Cái khác, cái riêng là bản chất chứ không phải nhược điểm. Hơn thế, nó còn là yếu tố quyết định giá trị mỗi con người.
+ Phản ứng của mỗi người khi bị cười cợt: Khác nhau (Có người mặc kệ, có người lặng lẽ sửa nhưng cũng có người hành vi tiêu cực).
+ Thái độ đúng đắn trước sai lầm, khuyết điểm của người khác: Nói rõ sự thật, góp ý chân thành.
- Dẫn chứng: Chú Nam. Bị cười cợt nhưng không từ bỏ, sau này đã thành công. Mọi người từ cười cợt đã biến thành thán phục.
c. Kết bài:
- Đối thoại người đọc: Bạn đã bao giờ cười chê một người khiếm khuyết chưa?
- Chê bai người khác là một nhược điểm trong tính cách con người nhưng có thể "chữa trị" được.
- Cách "chữa trị": Lòng nhân ái.
1.3. Sau khi đọc
Khái quát về tác phẩm:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
- Xuất xứ: Tạp chí Hồng Linh, 2020.
- Tìm hiểu văn bản theo 3 phần như văn bản đã trình bày: Mở bài, thân bài và kết bài.
Bài tập minh họa
Bài tập: Em có suy nghĩ gì về giá trị của tiếng cười trong cuộc sống?
a. Hướng dẫn giải:
- Các em có thể tham khảo sách, báo, internet,... để giải bài tập này.
b. Lời giải chi tiết:
- Nụ cười là biểu hiện của niềm vui, vì thế nó giúp ta xua tan sự buồn chán, mỏi mệt. Nó cũng giúp ta trấn tĩnh trước những âu lo, hoảng loạn. Khi tôi mỉm cười, tôi ý thức đúng về những giá trị của cuộc sống, và vì thế mọi nỗi lo toan đều sẽ trở thành vụn vặt. Tôi sẽ làm hết sức để vượt qua những khó khăn trở ngại, nhưng tôi không bao giờ để cho những điều ấy ngăn trở nụ cười, ngăn trở niềm vui của tôi. Nếu tôi đánh mất nụ cười vì những khó khăn, điều đó chỉ có nghĩa là tôi đang làm cho mọi việc trở nên tệ hại hơn mà thôi.
- Khi một người mỉm cười, người ấy cũng mang lại sự bình thản, tin cậy cho mọi người chung quanh. Nụ cười nhắc nhở mọi người rằng, dù sao thì chúng ta vẫn đang còn sống, và sẽ không có bất cứ chuyện gì khác có thể xem là quan trọng hơn việc ta đang được sống giữa cuộc đời này.
- Không phải vô cớ mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta nụ cười như một biểu hiện của sức sống vui. Ý tôi muốn nói là, không phải chỉ có con người chúng ta mới biết mỉm cười. Cây cối xanh tươi vươn lên vì chúng đang mỉm cười. Khi một cây xanh héo rũ, ta biết nó đang thiếu vắng nụ cười. Một bông hoa luôn mỉm cười suốt trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của nó, và chỉ từ bỏ nụ cười khi không còn giữ được nhựa sống để tươi nguyên. Thiên nhiên quanh ta tươi đẹp, vì tất cả đều đang mỉm cười. Vạn vật đều tận hưởng cuộc sống theo cách tốt nhất có thể có được. Chỉ có chúng ta là buông bỏ tự nhiên để chạy theo những tham vọng trong cuộc sống, thay vì là tận hưởng nó. Đã đến lúc ta phải học cách quay lại với tự nhiên nếu ta còn muốn giữ được nụ cười. Và chỉ khi đó ta mới có thể cảm nhận được rằng hạnh phúc là một điều hoàn toàn có thật.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản Tiếng cười không muốn nghe.
+ Có thái độ đúng đắn, không nên cười nhạo báng người khác.
Soạn bài Tiếng cười không muốn nghe
Bài học Tiếng cười không muốn nghe nhằm giúp các em học sinh nhận thức được thái độ sống đúng đắn, không nên cười trên những bất hạnh của người khác. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Tiếng cười không muốn nghe Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Tiếng cười không muốn nghe
Văn bản Tiếng cười không muốn nghe mang đến cho các em một bài học ý nghĩa về tiếng cười trong cuộc sống. Để cảm nhận được điều này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Tiếng cười không muốn nghe.
--- Đang cập nhật ----
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247