OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành Tiếng Việt (Trang 61) - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 61) dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết. Hy vọng bài học này có thể giúp ích cho các em học sinh lớp 6 trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp khi phải tiếp cận với một bộ sách mới - Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Lựa chọn từ ngữ

- Nhận biết tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong câu:

+ Đọc câu sau để biết tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ: Vì lẽ đó, xưa nay, đã có không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.

+ Có một số từ gần nghĩa với noi gương như: Học theo, làm theo, bắt chước,... nhưng noi gương là từ phù hợp nhất cho câu trên.

1.2. Lựa chọn cấu trúc câu

- Nhận biết tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu

+ Đọc câu sau để biết tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu phù hợp: Càng lớn, tôi càng hiểu nỗi lòng, mong ước của mẹ hơn.

+ Sử dụng cấu trúc câu có cặp quan hệ từ càng...càng, người viết đã thể hiện được ý: Sự nhận thức của co về tình mẹ là một quá trình, nó sâu sắc và đầy đặn hơn theo thời gian và sự trưởng thành của con.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?

a.

- Câu trong văn bản: “Xem người ta kìa!” -  đó là câu mẹ tôi thường thốt lên mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó.

-  Câu được thay đổi: Mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó, mẹ tôi thường thốt lên: “Xem người ta kìa!”.

b.

- Câu trong văn bản: Khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu, ai cũng cười cợt.

- Câu được thay đổi: Ai cũng cười cợt khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu.

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về lựa chọn cấu trúc câu để giải bài tập này.

Lời giải chi tiết:

a. 

- Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào câu nói "Xem người ta kìa!".

- Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào vấn đề người mẹ không hài lòng với nhân vật tôi trước. Câu nói “Xem người ta kìa!” để giải thích thêm cho câu trước đó.

b.

- Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào tiếng "bật bông".

- Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào đối tượng cười cợt, chế nhạo người khác, tiếng "bật bông" giải thích rõ hơn sự chế nhạo, cười cợt đó là gì.

Bài tập 2: Chọn từ ngữ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Bị cười, không phải mọi người đều.... giống nhau.

(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)

b. Trên đời, không ai.... cả.

(hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh)

c. Đi đường phải luôn luôn... để tránh xảy ra tai nạn.

(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)

d. Ngoài... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.

(sức lực, tiềm lực, nỗ lực)

Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về lựa chọn từ ngữ để giải bài tập này.

Lời giải chi tiết:

a. Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau.

b. Trên đời, không ai hoàn hảo cả.

c. Đi đường phải luôn luôn quan sát để tránh xảy ra tai nạn.

d. Ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được cách lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu phù hợp.

+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 61)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 61) nhằm giúp các em học sinh nhận biết và phân tích được việc lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu trong một văn bản cụ thể. Các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 61) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF