OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) thuộc sách Cánh diều dưới đây nhằm giúp các em học sinh bước đầu nhận diện được trạng ngữ và biết cách lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu hợp lí trong văn nói và văn viết. Hy vọng bài học này sẽ hữu ích với các em. Cùng Học247 tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu

Bên cạnh yêu cầu sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, việc dùng từ, đặt câu còn phải phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản, cụ thể là:

- Sử dụng từ ngữ phù hợp với đề tài của văn bản (về văn hóa, giáo dục hoặc thể thao, kinh tế, môi trường,…); phù hợp với tính chất của loại văn bản (văn bản hành chính phải sử dụng từ ngữ trang trọng; thư từ sử dụng từ ngữ thân mật, phù hợp với quan hệ giữa người viết và người đọc; văn bản giải trí sử dụng từ ngữ vui tươi, giàu hình ảnh;…); phù hợp với bạn đọc (người già hay trẻ; người hâm mộ thể thao hay người quan tâm đến các vấn đề xã hội;…).

- Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản. Ví dụ: Văn bản hành chính, thư từ có những quy ước về cách viết; văn bản truyện dân gian thường mở đầu bằng những câu giới thiệu sự tồn tại của đối tượng, kiểu: Ngày xửa ngày xưa có… Việc lựa chọn cấu trúc câu cũng cần phù hợp với ngữ cảnh (tức là phù hợp với những câu đứng trước và đứng sau) để tạo thành một mạch văn thống nhất, đồng thời không lặp cấu trúc, gây nhàm chán.

1.2. Trạng ngữ

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (phổ biến là ở đầu).

- Trạng ngữ dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức… của sự việc được nói đến trong câu.

- Các loại trạng ngữ:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

+ Trạng ngữ chỉ mục đích

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: "Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Dễ có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt". (Nguyệt Cá)

a. Tìm trạng ngữ của câu mở đâu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (Sách Ngữ văn 6 tập 1, trang 90 - 94)?

b. Tìm trạng ngữ của câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (Trình bày sự kiện theo quan hệ nguyên nhân - kết quả) như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại 2 văn bản: Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Xem lại lý thuyết về trạng ngữ để giải bài tập này.

Lời giải chi tiết:

a.

- Trạng ngữ: một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát.

- Vì các trạng ngữ trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên Ngôn Độc lập", Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ đều liên quan dẫn chứng về một sự kiện có tính lịch sử trọng đại của dân tộc, là dấu mốc lịch sử quan trọng mở ra một thời kì mới của cả một quốc gia.

b.

- Trạng ngữ: dễ có được như ngày hôm nay.

- Nội dung trạng ngữ đó được là lí do, giải thích cho mối quan hệ nguyên nhân kết quả ở những câu tiếp theo: để có được ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và nước mắt.

- Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản nêu theo quan hệ nguyên nhân - kết quả, trình bày ra được lí do nào dẫn đến sự việc ấy.

Bài tập 2:  Ghi lại những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng? Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài, tính chất và bạn đọc của văn bản như thế?

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng? để giải bài tập này.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng: bóng đá, cầu thủ, thi đấu, trận đấu, giải đấu, đội bóng, đội tuyển bóng đá, phòng ngự, tấn công, huấn luyện viên, chiến thuật.

- Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài bài viết về lĩnh vực bóng đá, với bạn đọc chuyên và không chuyên.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Bước đầu nhận diện và phân tích được trạng ngữ.

+ Biết cách lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận biết trạng ngữ, lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu phù hợp cho một văn bản cụ thể. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: 

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF