OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập (Bài 5) - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Banner-Video

Bài Ôn tập (Bài 5) dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên. Để nắm rõ hơn về những kiến thức này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập (Bài 5) chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Ôn tập (Bài 5) tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học

- Đánh thức trầu

- Thương nhớ bầy ong

- Lao xao ngày hè

- Một năm ở Tiểu học.

1.2. Lưu ý khi viết bài văn tả về cảnh sinh hoạt

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Bước 3: Viết bài

- Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

2. Soạn bài Ôn tập (Bài 5)

Câu 1. Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Trong 4 văn bản trên, văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học là các văn bản hồi kí. Vì nó mang các đặc điểm:

- Văn bản kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.

- Truyện là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đường thơ ấu của tác giả.

- Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả ngoài đời.

- Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ấy.

Trả lời:

- Trong các văn bản đã học, văn bản thích nhất là: Lao xao ngày hè. Vì văn bản đã cung cấp những thông tin thú vị về các loài chim ở làng quê.

- Truyện kể về khung cảnh làng kể vào hè. Nhân vật tôi đã có những quan sát và nhận xét về các loài chim ở vùng quê. Cùng với đó là những trải nghiệm thú vị vào mỗi độ hè về.

Câu 3. Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?

Trả lời:

  • Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
  • Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lý (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể…)
  • Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
  • Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.
  • Sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động…
  • Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
  • Cấu trúc bài văn gồm ba phần.

Câu 4. Em rút ra được những lưu ý gì khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát?

Trả lời:

Những lưu ý khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát:

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Tìm ý, lập dàn ý.

- Luyện tập và trình bày.

- Trao đổi và đánh giá.

Câu 5. Hãy chia sẻ với bạn học cùng nhóm cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm. Trong khi nói, cố gắng sử dụng biện pháp tu từ phù hợp.

Trả lời:

* Mở bài: Giới thiệu mùa khiến em yêu thích nhất trong năm là mùa xuân

* Thân bài:

- Mùa xuân có thời tiết ấm áp, dễ chịu.

- Trong tiết trời xuân, mưa phùn lất phất bay, tưới mát cho muôn loài, mang lại nguồn sống cho cỏ cây hoa lá.

- Những mầm non e ấp trên những cành cây khẳng khiu, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài.

- Trăm loài hoa đua nhau khoe sắc, rực rỡ chào đón xuân về.

* Kết bài: Em rất yêu thích mùa xuân, mang lại cho con người những niềm vui và hi vọng về một năm với nhiều khởi đầu tốt đẹp.

Câu 6. Theo em, thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta điều gì?

Trả lời:

- Thiên nhiên là những điều bí ẩn, mỗi loài đều có đời sống và tiếng nói riêng. Qua đó, thiên nhiên muốn con người cùng lắng nghe, trò chuyện, tâm tình như những người bạn, cùng trân trọng và yêu mến cuộc sống. Như vậy, cuộc sống của con người sẽ trở nên hòa hợp và tốt đẹp hơn.

Các em có thể tham khảo bài giảng Ôn tập (Bài 5) để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về một văn bản đã học mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

Chọn văn bản: Một năm ở Tiểu học

Một năm ở tiểu học là đoạn trích được trích từ tập hồi kí của nhà học giả Nguyễn Hiến Lê. Trong văn bản này, tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu vào những năm tiểu học của mình. Văn bản đã tái hiện lại chân thực hoàn cảnh sống và những kỉ niệm đầu đời của cậu bé mà sau này sẽ trở thành một nhà học giả đại tài của đất nước. Cha mất sớm, cậu bé sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ. Cuộc sống những năm thiếu thời của tác giả ở giữa ranh tốt và xấu. Nhưng đó cũng là những bài học và bồi đắp thêm kiến thức và sự hiểu biết sau này cho nhà học giả. Sau những ngày tháng lêu lổng, cậu bé Nguyễn Hiến Lê còn biết giật mình nghĩ lại để rồi mình hứa với mình tu chí học hành, phấn đấu vươn lên. Người mẹ ít học của cậu lại là người biết bù đắp những thiếu hụt về kiến thức cho con trai bằng cách cho cậu bé điều kiện tốt nhất để học hành. Cậu có một người bà hiền từ và yêu thương cháu hết mực. Những ngày tháng đó, cậu bé thường trốn học và tụ tập để chơi bời với chúng bạn ấu thơ. Sau này nhìn lại, cậu bé nuối tiếc về việc mình đã không dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện, học hành, nhưng bù lại, cậu cũng đã có thêm nhiều kiến thức, bài học trong việc rèn luyện thể chất và sự hiểu biết đối với những bạn trẻ bình dân. Văn bản với những dòng hồi kí chân thực, đã tái hiện lại nhẹ nhàng, lắng đọng khoảnh khắc và bài học của cậu bé trong những năm tháng đầu đời.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập (Bài 5) Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF