OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Đánh thức trầu - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Banner-Video

Bài soạn Đánh thức trầu thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết nhằm giúp các em hiểu hơn về lời trò chuyện của em bé với trầu vô cùng đáng yêu và mang nhiều ý nghĩa. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Đánh thức trầu tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Qua bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa (trầu), câu hỏi tu từ, điệp từ,...

- Ngôn ngữ thơ mang tính biểu cảm cao, giọng thơ hài hước.

2. Soạn bài Đánh thức trầu

Câu 1. Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?

Trả lời:

- Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.

Câu 2. Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu?

Trả lời:

- Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.

Câu 3. Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào?

Trả lời:

- Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng.

- Điều này đã cho thấy những người dân quê rất yêu quý thiên nhiên, họ cho rằng thiên nhiên cỏ cây cũng đáng được yêu thương và trân trọng như con người vậy.

Câu 4. Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”?

Trả lời:

- Quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài” không hoàn toàn chính xác. Tất cả các loài sống trên trái đất đều có một vai trò, trách nhiệm riêng và cùng hỗ trợ để phát triển. Con người nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đánh thức trầu.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Đánh thức trầu.

Trả lời:

Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/ Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé. Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ /Không làm mày đau đâu. Đó là giọng điệu chân thành và bàn tay nhẹ nhàng đầy thương yêu của trẻ nhỏ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Có thể thấy, bài thơ không những đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, nâng niu, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn - dù là bạn với cỏ cây.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Đánh thức trầu

Bài thơ Đánh thức trầu kể về cuộc trò chuyện dễ thương của em bé với trầu. Qua đó, nói lên tình yêu thương người thân cùng với sự trân trọng, yêu mến thiên nhiên của em bé. Để hiểu hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Đánh thức trầu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Đánh thức trầu Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF