OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngữ văn 12


Bài học giúp các em củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt. Viết được bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.  

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

2.1. Củng cố lại kĩ năng làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Các bước tiến hành

a. Tìm hiểu đề

  • Vấn đề nghị luận (luận đề, luận điểm).
  • Xác định các thao tác nghị luận.
  • Phạm vi dẫn chứng (tư liệu).

b. Lập dàn ý

  • Mở bài:
    • Dẫn dắt vấn đề.
    • Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
  • ​​Thân bài: 
    • Giải thích, làm rõ vấn đề:
      • Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
      • Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
    • Bàn bạc, khẳng định vấn đề:
      • Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
      • Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
      • Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
    • Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
  • Kết bài:
    • Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
    • Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

c. Tiến hành viết bài

d. Kiểm tra và chỉnh sửa (nếu có)

2.2. Một số đề bài gợi ý

Đề 1: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: "Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước". Ý kiến khác thì nhấn mạnh: "Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp". Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến trên.

Đề 2: Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến sau của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".

Đề 3: Bình luận ý kiến của Nam Cao:

"Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người ngày càng người hơn"                                                                 

(Nam Cao- Đời thừa)

Đề 4: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: "Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước". Ý kiến khác thì nhấn mạnh: "Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp". Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến trên.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa.
  • Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.

b. Thân bài

  • Giải thích:
    • “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp.
    • Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính Tây Tiến:
      • Ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống,
      • Ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại.
  • Phân tích, bình luận, chứng minh
    • Phân tích, chứng minh:
      • Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước
        • Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.
        • Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, …
      • Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp.
        • Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa.
        • Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ…
    • Bình luận:
      • Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: đó là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn.
      • Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến, rút ra bài học.

Ví dụ 2:

Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề và nêu ý kiến cần nghị luận.

b. Thân bài

  • Giải thích câu nói của Nguyễn Văn Siêu
    • “Loại không đáng thờ”: Văn chương không chân chính, văn chương mà tác giả không xem trọng – “chỉ chuyên chú ở văn chương”. Đây là loại văn chương lấy nghệ thuật làm mục đích, làm động lực, chỉ chú ý trau chuốt về hình thức nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu…) mà không quan tâm tới đời sống hiện thực của con người.
    • "Loại đáng thờ": Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.
  • Quan niệm của tác giả về văn chương
    • Coi văn chương là lĩnh vực tinh thần cao quý để “thờ”.
    • Văn chương chân chính là văn chương lấy con người làm trung tâm (động lực, mục đích,…).
    • Nguyễn Văn Siêu không phủ nhận tuyệt đối vai trò của nghệ thuật. Tác giả không đồng tình với thứ văn chương “chỉ” chăm chú gò đẽo ngôn từ, lấy nghệ thuật làm mục đích. Ngay khi khẳng định quan niệm về văn chương chân chính, ông không nói “chỉ chuyên chú ở con người” mà diễn đạt “chuyên chú ở con người”.
  • Bình luận (Ý kiến của em)
    • Một quan niệm văn chương đúng đắn.
      • Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn – tác phẩm – hiện thực,…
      • Chứng minh: Phân tích 1 đến 3 ví dụ làm sáng tỏ thế nào là “văn chương đáng thờ”.
      • Liên hệ với các nhận định tương tự như vậy trong lịch sử phê bình (cổ và kim). 
    • Phê phán quan niệm văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”.
      • Cơ sở lí luận: Nguồn gố, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn – tác phẩm – hiện thực, mối quan hệ nội dung – hình thức…
      • Liên hệ với các quan niệm nghệ thuật của các trường phái chỉ chú trọng hình thức dẫn đến bế tắc trong sáng tác.
    • Trình bày quan niệm của em về một tác phẩm văn chương chân chính (bổ sung phát triển thêm ý của Nguyễn Văn Siêu).
      • Một tác phẩm chân chính là tác phẩm “chuyên chú ở con người” (lấy con người làm trung tâm, mục đích, động lực sáng tác) đồng thời có hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo.
      • Chứng minh: lấy ví dụ các tác phẩm nổi tiếng, có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung sâu sắc hướng vào đời sống con người và hình thức nghệ thuật độc đáo (Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chí Phèo – Nam Cao, Những người khốn khổ – Victo Huygo…)
    • Liên hệ, dẫn một số quan niệm tương tự.

c. Kết bài

  • Khẳng định ý kiến cần nghị luận.
ADMICRO

4. Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Để củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE
OFF