OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học - Ngữ văn 12


Bài học giúp các em vận dụng kiến thức đã học trong phần văn học để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

2.1. Hướng dẫn chung

a. Nắm vững kiến thức các văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm).

b. Nắm vững các kĩ năng tiếng Việt trong bài Luật thơ để vận dụng phân tích giá trị biểu cảm, gợi hình tượng, nhạc điệu trong các văn bản nói trên.

c. Nắm vững kĩ năng Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

  • Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
    • Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề
      • Xác định dạng đề;
      • Yêu cầu nội dung (đối tượng);
      • Yêu cầu về phương pháp;
      • Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
    • Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý
      • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
      • Thân bài: 
        • Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
        • Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
        • Có thể bổ ngang: phân tích từng khổ, từng dòng.
          • Nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực- Luận -Kết.
          • Riêng đối với thơ tứ tuyệt chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể).
        • Có thể bổ dọc bài thơ: Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.
          • Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn.
          • Nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.
        • Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. 
        • Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ để phân tích.
      • Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
    • Bước 3: Viết bài
    • Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có)

2.2. Một số đề văn gợi ý

Đề 1: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

       ...

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

          (Quang Dũng, Tây Tiến)

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: 

  Ta về, mình có nhớ ta 

   ...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

               (Tố Hữu, Việt Bắc)

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quan Dũng.

Đề 4: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
       ....
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

                     (Quang Dũng, Tây Tiến)

Đề 5: Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định “Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà” qua đoạn thơ sau:

  Mình về mình có nhớ ta
   ...
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

 
                      (Trích Việt Bắc- Tố Hữu) 

Đề 6: Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
   ...
Đất nước có từ ngày đó…
 
            (Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
       ....
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

                     (Quang Dũng, Tây Tiến)

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu đoạn trích.

b. Thân bài

  • Hình tượng người lính hiện lên chân thực với vẻ đẹp bi tráng, là bức chân dung dị  thường, tiều tụy nhưng vẫn toát lên vẻ kiêu hùng, lẫm liệt.
  • Hình tượng người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hoa, tâm hồn lãng mạn của người lính trí thức Hà thành.
  • Người lính còn hiện lên với sự  hi sinh cao cả, mất mát đau thương nhưng không bi lụy
  • Tác giả đã bộc lộ thái  độ trân trọng, ngợi ca và tri ân đối với người lính, những người đồng chí đồng đội của mình.
  • Hình tượng người lính được khắc họa thành công bởi bút pháp lãng mạn nhưng đậm chất hiện thực; ngôn ngữ tinh tế, giàu chất tạo hình; giọng điệu bi tráng, hào hùng; nhiều từ Hán Việt tạo sắc thái cổ kính, trang nghiêm; phép nói giảm, nói tránh tạo hiệu quả khi đề cập đến cái chết của người lính (bi mà không lụy)….

c. Kết bài

  • Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, nét riêng trong phong cách thơ Quang Dũng khi thể hiện hình tượng người lính.

Ví dụ 2:

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định “Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà” qua đoạn thơ sau:

  Mình về mình có nhớ ta
   ...
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

 
                      (Trích Việt Bắc- Tố Hữu) 

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
  • Xác định được vị trí đoạn trích.

b. Thân bài

  • Tính dân tộc: Khái niệm chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện trong sự phản ánh đặc trưng dân tộc ở cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật
  • Việt Bắc là bài thơ mang tính dân tộc đậm đà, thể hiện trong cả bài mà đặc biệt ở đoạn thơ thứ nhất ( 8 câu đầu). Cụ thể ở các phương diện sau:
    • Về nghệ thuật
      • Kết cấu: Đoạn thơ có hình thức đối đáp trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến- đó là mô-típ quen thuộc trong ca dao - dân ca.
      • Ngôn ngữ: Cách sử dụng những đại từ “mình- ta” và cấu trúc hỏi-đáp hô ứng gợi nhớ nhiều câu ca dao về tình cảm lứa đôi.
      • Hình ảnh ước lệ với cách nói quen thuộc của cd-dc được Tố Hữu sử dụng rất thích hợp với khung cảnh chia tay (Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn).
      • Giọng điệu: Âm điệu tha thiết, quyến luyến như những lời ru trong ca dao.
      • Nhạc điệu: Đoạn thơ đã phát huy hiệu quả nhạc tính TV qua việc sử dụng những từ láy thể hiện tâm trạng và nỗi nhớ da diết (Tha thiêt, bâng khuâng, bồn chồn).
    • Nội dung
      • Sự trân trọng tha thiết  với nghĩa tình Cách mạng, đề cao đạo lí “uống nước nhớ nguồn’’ đã trở thành truyền thống dân tộc.
      • Hình ảnh thiên nhiên và con người đẹp, đặc trưng cho một vùng quê cụ thể.

c. Kết bài

  • Tổng kết, đánh giá lại vấn đề.
    • Sự kết hợp giữa phong vị ca dao- dân ca và nội dung chính trị cách mạng  làm cho tư tưởng, tình cảm hiện thực mới của thời đại nhập vào mạch nguồn dân tộc 1 cách tự nhiên.
    • TH là nhà thơ thời sự nhất nhưng lại có sức sống lâu bền với thời gian.
ADMICRO

4. Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Để có thể viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE
OFF