OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 12


Bài học giúp các em củng cố lại kiến thức về khái niệm nghị luận xã hội; biết cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng rèn luyện nhân cách của mình.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

2.1. Khái niệm Nghị luận xã hội

  • Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
  • Gồm có hai dạng:
    • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
    • Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2.2. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

a. Khái niệm

  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Bao gồm:
    • Lí tưởng (lẽ sống)
    • Cách sống
    • Hoạt động sống
    • Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…

b. Hai dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường gặp

  • Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lý được nói tới một cách trực tiếp
  • Ví dụ:
    • Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về: Đức tính hy sinh. 
    • Đề 2: Trình bày ý kiến của anh (chị) về vấn đề: Sự tự tin của con người trong cuộc sống.       
  • Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lý được nói tới một cách gián tiếp: thường ẩn trong một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn…
  • Ví dụ:
    • Đề 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
    • Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.
    • Đề 3: Phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

c. Kĩ năng làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

  • Phân tích đề
    • Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.
    • Xác định ba yêu cầu:
      • Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
      • Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
      • Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
  • Lập dàn ý
    • Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
    • Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.
    • Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý:
      • Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
      • Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
      • Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
  • Tiến hành viết bài văn
  • Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng cúa con trai mình, Tống thông Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).

Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

Gợi ý làm bài:

a. Giải thích ý kiến

  • Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lincôn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
  • Về thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người.

b. Bàn luận về trung thực trong khi thi và cuộc sống

  • Trong khi thi
    • Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
    • Người trung thực phải là người biết rõ: trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận.
    • Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.
  • Trong cuộc sống
    • Trung thực:
      • Là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào.
      • Là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.
      • Là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội.
      • Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.
    • Thiếu trung thực:
      • Làm những điều gian dối, khuất tất.
      • Biến con người thành đê tiện, khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn.
      • Trở thành một nguời thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.

c. Bài học nhận thức và hành động

  • Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực làm nên giá trị làm nên nhân cách của mình, ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
  • Không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên qụyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

Ví dụ 2:

Phát biểu ý kiến về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).

Gợi ý làm bài:

 a. Mở bài

  • Về nội dung trực tiếp: sự khó khăn trở ngại trên đường đi không phải do sông sâu núi cao mà do lòng người ngại khó.
  • Ý nghĩa khái quát: khẳng định và nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng của con người đối với công việc.

b. Thân bài

  • Cuộc sống luôn là sự thử thách đối với con người. Những bài toán của cuộc sống đặt ra cho con người không bao giờ là dễ dàng. Khó khăn chừng nào, thành công càng vinh quang chừng ấy.
  • Ngại khó là biểu hiện của con người thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí, là sự ngần ngại và rút lui trước khó khăn. Những người ngại khó không bao giờ thành công trong cuộc đời.
  • Con người sống là phải làm việc, phải tranh đấu, cũng có nghĩa là phải đối mặt với khó khăn và khẳng định mình. Một khi tư tưởng thông suốt, tinh thần vững vàng thì sẽ có quyết tâm cao, có ý chí mạnh mẽ để vượt qua được các thử thách, khó khăn. Bác Hồ dạy: “Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền / Đào núi và lấp biển / Quyết chí ắt làm nên”.
  • Những tấm gương của sự thành công trong đời sống bao giờ cũng là tấm gương của ý chí, của nghị lực, của tinh thần vượt khó.

c. Kết bài

  • Rèn luyện ý chí và bản lĩnh, không lùi bước trước khó khăn.
  • Phê phán lối sống an nhàn, chỉ thích hưởng thụ. 
ADMICRO

4. Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Để củng cố lại kiến thức về khái niệm nghị luận xã hội, biết cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE
OFF