Bài học giúp các em phân tích được hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo thể hiện khát vọng tự do của tác giả đồng thời cũng là của nhân dân Pháp qua bài thơ. Nhận thức được sức mạnh và giá trị của bài thơ Tự do.
Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Pôn Ê-luy-a
- Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp.
- Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít.
- Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, mang đậm hơi thở của thời đại.
b. Bài thơ Tự do
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Được viết vào mùa hè 1941, trong lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược, in trong tập “Thơ ca và chân lý, 1942” (1942).
- Bài thơ được coi là kiệt tác, là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
- Chủ đề bài thơ:
- Em = Tự do (Tự do nhân hóa thành em – cách nói tha thiết, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng, sâu xa).
⇒ Khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị xâm lăng.
2.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Khát vọng tự do
- Liên tưởng rất ngẫu hứng của Ê-luy-a không bị bó buộc, Tự Do được viết mọi lúc mọi nơi với các sự vật hữu hình lẫn trừu tượng.
- Viết tên em – Tự Do lên những vật cụ thể, hữu hình:
- Trên bàn, trên cát, trên tuyết, trên trang vở...
- Trên vương miện của vua, trên áo các vua quan…
- Viết tên em – Tự Do lên những cái trừu tượng, vô hình:
- Viết lên tuổi thơ ấu.
- Vào những ngày bánh mì trắng.
- Trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh…
- Viết tên em – Tự Do lên những vật cụ thể, hữu hình:
⇒ Hình ảnh thơ thật giản dị lấy từ hiện thực cuộc sống ⇒ nỗi niềm, tiếng lòng, khát vọng của mình, khát vọng thiêng liêng của Tự Do.
- Tự Do đã được nhân hóa lên thành “em” trong ngôi thứ nhất, ⇒ khao khát tự do lớn lao của Ê-luy-a.
- Điệp khúc “ trên…tôi viết tên em” ⇒ tô đậm thêm khát vọng tự do tha thiết của ông.
⇒ Khát vọng của ông cũng chính là khát vọng chung của toàn dân tộc, ước mơ về một cuộc sống tự do, yên bình. Ê-luy-a đã dùng ngòi bút của mình để nói thay lời của toàn nhân dân nước Pháp, là người đại diện đứng lên mở đường để đưa khát vọng ấy thành hiện thực.
b. Đặc sắc nghệ thuật
- Giới từ “trên” được lặp lại nhiều lần ⇒ chỉ địa điểm, không gian, thời gian ⇒ giúp người đọc hiểu sâu về hai chữ tự do
- Hình ảnh thơ giản dị, lối thơ không dùng dấu chấm dấu phẩy tạo nên được cảm xúc luôn tuôn chảy, ào ạt không ngưng ⇒ mạch thống nhất với cảm xúc không bị ngắt quãng gián đoạn.
- Lối điệp từ, điệp cấu trúc theo hình thức xoáy tròn đã tạo được điểm nhấn cho cảm xúc về Tự Do của Ê-luy-a.
-
Tổng kết
- Chủ đề: Khát vọng tự do và lời kêu gọi hành động vì tự do của tác giả, kêu gọi nhân dân nước Pháp đồng lòng vì một lí tưởng chung.
- Không thể cam chịu sống như một kẻ nô lệ, một kiếp sống lầm than cơ cực dưới bóng của phát xít Đức. Bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.
3. Soạn bài Tự do
Bài thơ Tự do được viết vào mùa hè 1941, trong lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược, in trong tập “Thơ ca và chân lý, 1942” (1942). Khát vọng tự do và lời kêu gọi hành động vì tự do của tác giả, kêu gọi nhân dân nước Pháp đồng lòng vì một lí tưởng chung là chủ đề của bài thơ. Để hiểu và nắm được những nội dung chính của bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Tự do.
4. Hỏi đáp về bài thơ Tự do
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tự do
Để cảm nhận được sự khát khao tự do và hòa bình được tác giả Ê-luy-a thể hiện trong bài thơ, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247