OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 12

Banner-Video

Bài soạn Ôn tập phần làm văn dưới đây nhằm giúp các em củng cố kiến thức về phần Tập làm văn. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập phần làm văn tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Thống kê các kiểu loại đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.
  • Các công việc cần thực hiện để viết một văn bản.
  • Đề tài và các lập luận cơ bản trong văn Nghị luận.
  • Bố cục và cách diễn đạt trong văn nghị luận.

3. Soạn bài Ôn tập phần làm văn chương trình chuẩn

Đọc 2 đề văn (SGK trang 183) và thực hiện các yêu cầu luyện tập

a. Tìm hiểu đề

  • Kiêu bài:
    • Đề 1: Nghị luận xã hội (Nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống)
    • Đề 2: Nghị luận văn học (Phân tích một đoạn thơ)
  • Thao tác lập luận
    • Đều vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên,
      • Đề 1 chủ yếu vận dụng các thao tác lập luận bình luận, phân tích.
      • Đề 2 chủ yếu sử dụng phương thức lập luận phân tích.
  • Những luận điểm cơ bản

Đề 1

  • Mục đích của ba câu hỏi mà Xô-cơ-rát đưa ra là gì? (Tìm hiểu tính chất câu chuyện sắp phải nghe: Có đúng không?; có tốt không; Và có ích không?).
  • Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học Xô-cơ-rát: Ông có thể đã nói gì? ("Nếu câu chuyện của anh muốn kể không có thật, cũng không tốt dẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh lại phải kể").
  • Bình luận và rút ra bài học cho bản thân (Phải bảo đảm tính chân thực, tốt đẹp, có ích của sự việc được nghe, kể).

Đề 2

  • Giá trị nội dung của đoạn thơ.
  • Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ .

b. Lập dàn ý cho bài viết

Đề 2: Phân tích một đoạn mà anh (chị) thích nhất trong đoạn trích "Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Chọn phân tích đọan thơ sau: "Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi ...... Đất nước có từ ngày đó".

  • Mở bài
    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
  • Thân bài
    • Toàn đoạn thơ có chín câu, được viết theo thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ giúp cho người đọc có những suy nghĩ, cảm nhận về cội nguồn và sự hình thành của Đất nước một cách sâu sắc.
    • Ở hai câu thơ đầu, Tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của đất nước. Đất nước có từ bao giờ? Để trả lời cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết: "Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi,/ Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể".
    • Tham vọng tính tuổi Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái "ngày xửa ngày xưa" (thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừu tượng, không xác định. 
    • Nỗ lực hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước: "Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,/Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".
    • Hình ảnh "miếng trầu" đã là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ. 
    • Trong quá trình trưởng thành, đất nước còn gắn liền với với đời sống văn hóa tâm linh, bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại và bằng chính cuộc sống lao động cần cù vất vả của nhân dân:"Tóc mẹ búi sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn/ Cái kèo, cái cột thành tên,/ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng ..."
    • Đọan thơ, bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với những nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh "tóc mẹ búi sau đầu", gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt; và những câu ca dao xưa ca ngợi vẻ đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng "cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Không những vậy, hình ảnh thơ còn thể hiện sự cảm nhận về đất nước gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bản ...
    • Đoạn thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước - một câu hỏi quen thuộc, giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ. 
    • Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu trúc thơ theo lối tăng cấp: Đất nước đã có; Đất nước bắt đầu; Đất nước lớn lên; Đất nước có từ ... giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất nước (vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất nước, quê hương của mình.
  • Kết bài
    • Đoạn thơ góp phần thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm: Đất nước của nhân dân
    • Tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Trữ tình, chính luận.

Ngoài ra, để nắm vững kiến thức về phần làm văn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập phần làm văn.

OFF