Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi giúp các em học sinh biết các bước làm bài văn nghị luận và thực hành bài luyện tập trong SGK Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi tóm tắt.
2. Tóm tắt nội dung bài học
Các bước làm bài văn nghị luận về về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
2.1. Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề
- Xác định dạng đề.
- Yêu cầu nội dung (đối tượng).
- Yêu cầu vê phương pháp.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
2.2. Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần
- Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn trích.
- Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
2.3. Bước 3: Viết bài
- Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.
2.4. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa
3. Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Đề 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tinh thần thể dục.
b. Thân bài
- Điểm chung và nét riêng trong của các cảnh bắt người đi xem bóng đá
- Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ông lí.
- Cảnh bác Phô gái phân trần với ông lí.
- Cảnh bà cụ phó bính xin ông lí cho thằng Sang đi thay con.
- Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị người tuần phát hiện.
- Cảnh ông lí và tuần áp giải 94 người xếp hàng đi lên huyện.
- Nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn tinh thần thể dục
- Kết cấu truyện độc đáo.
- Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc nhưng đều tập trung thể hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng để thực hiện một ý đồ đen tối.
- Mâu thuẫn trong truyện nhiều dáng vẻ.
- Việc đi xem bóng đá vốn mang tính chất giải trí thành một tai hoạ đối với người dân.
- Sự tận tuỵ, siêng năng thực thi lệnh trên của lí trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân khốn khổ
- Kết cấu truyện độc đáo.
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện.
c. Kết bài
- Đánh giá chung về truyện ngắn tinh thần thể dục, ý ngĩa của cái cười trong truyện.
Đề 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tác phẩm văn học.
b. Thân bài
- Sự khác nhau về từ ngữ được sử dụng trong hai văn bản trên:
- Trong truyện Chữ người tử tù, tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ: phiến trát, thầy bát, ngục tốt, chiếc hòe hoa, thu không, đĩa dầu sơ…
- Trong truyện Hạnh phúc của một tang gia, tác giả dùng nhiều từ, cách chơi chữ:
- Lang băm Tây, Lang băm Đông, thực hành cái lí thuyết “nhiều thầy thối ma”.
- Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm.
- Úi kìa, con giai lớn đã già đến thế kia kìa…
- Sự khác nhau về giọng văn trong hai văn bản
- Chữ người tử tù: giọng văn cổ kính, trang trọng
- Hạnh phúc của một tang gia: giọng văn giễu cợt, mỉa mai tính chất giả dối, lố lăng, đồi bại của một số người lẫn vào giới thượng lưu những năm trước cách mạng tháng Tám.
- Nguyên nhân của sự khác nhau:
- Khác nhau về phong cách nghệ thuật của hai nhà văn.
- Nội dung, tư tưởng mà tác phẩm thể hiện.
c. Kết bài
- Đánh giá chung về sự khác nhau về từ ngữ và giọng điệu trong hai văn bản trên.
Để biết các bước làm bài văn nghị luận và thực hành bài luyện tập, các em có thể tham khảo
bài giảng Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
4. Hướng dẫn luyện tập
Đề bài: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu về truyện ngắn Vi hành.
- Giới thiệu về sự thành công của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm.
b. Thân bài
- Hoàn cảnh ra đời, mục đích của tác phẩm.
- Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị: sự nhầm lẫn dân thường thành đức vua – hoàng đế vi hành.
- Sự nhầm lẫn tăng tiến trong không gian và số lượng.
- Phần đầu đôi thanh niên Pháp đi theo toa xe điện ngầm, lầm tôi – tác giả với hoàng đế và cũng lầm tưởng rằng người ngồi bên cạnh không nghe thấy gì.
- Phần sau: ra đường phố - không gian mở rộng – dưới cái nhìn nhầm lẫn của nhân dân, nhân viên nhà nước, Chính phủ.
- Sự nhầm lẫn tăng tiến theo thời gian và chất lượng.
- Lúc đầu đôi thanh niên hình dung dáng vẻ bề ngoài của hoàng đế như một kẻ lố bịch, hợm của, diêm dúa.
- Sau tất cả mọi lúc người ta nhìn nhận, suy nghĩ và đối xử với hoàng đế như một kè tầm thường.
- Sự nhầm lẫn tăng tiến trong không gian và số lượng.
- Hình thức viết thư
- Đề tài tạt ngang, nói tiếng nói và suy nghĩ của mình.
- Dùng nhiều giọng văn, không bị trói buộc, rất tự nhiên, như đùa, như bịa mà là thật, rất thật khiến người đọc cười ra nước mắt chế giễu.
- Dùng từ, viết câu chơi chữ
- Dùng từ, viết câu gợi hình, đả kích, châm biếm.
- Dùng từ, viết câu theo nghĩa ngược, theo lối chơi chữ của Pháp, hóm hỉnh, kịch tính đầy chất trí tuệ.
- Đánh giá về sự tác dụng của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm: lật tẩy bộ mặt đớn hèn, rối nước, tay sai của Khải Định và bản chất xấu xa của bè lũ thực dân Pháp.
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị: sự nhầm lẫn dân thường thành đức vua – hoàng đế vi hành.
c. Kết bài
- Khẳng định thành công của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm và giá trị của tác phẩm.