OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Bác ơi của Tố Hữu - Ngữ văn 12

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài Bác ơi! SGK Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài học, thấy được sự đau xót, tiếc thương vô hạn của cỏ cây, đất trời và lòng người trước sự ra đi của Bác. 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

2. Tóm tắt nội dung bài học

2.1. Nội dung

  • Bài thơ thể hiện sâu sắc niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta với Bác Hồ.
  • Ca ngợi công lao trời biển của Bác cũng như quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác tìm ra.

2.2. Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ thơ trong sáng giản dị, hình ảnh thơ chân thực, rất gần gũi với ngôn ngữ trong cuộc sống.
  • Giọng thơ chân thành, tha thiết, câu thơ giàu nhạc tính, hàm sức, có sức khái quát cao.

3. Soạn bài Bác ơi chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả như thế nào qua bốn khổ thơ đầu?

  • Nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn của tác giả và mọi người khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời được diễn tả hết sức chân thực, cảm động trong bốn khổ thơ đầu.
  • Bác mất đi là một nỗi đau lớn của đất nước, cỏ cây, vũ trụ và con người: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”.
  • Con người như không tin vào nỗi mất mát, sự xót đau này, lần theo những kỉ ức, kỉ vật, không gian quen thuộc để như hồi tưởng, để như tìm kiếm bóng dáng quen thuộc ấy:

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác đứng nhìn lên.

  • Không chấp nhận được sự thật đau đớn này: “Bác đã đi rồi sao, Báo ơi!”.
  • Cảnh sắc, đồ vật, không gian vẫn còn đây, nhưng Người đã không còn. Thế nên “lối sỏi quen, thang gác, chuông nhỏ, phòng, rèm, đèn, trái bưởi, hoa nhài, mặt hồ” dường như trở nên trống rỗng, vô nghĩa, lặng câm.

⇒ Những câu thơ như tiếng lòng nức nở, dâng trào, nỗi đau xót, ngẩn ngơ, tiếc nuối của Tố Hữu trước sự ra đi của Bác.

Câu 2: Sáu khổ thơ giữa bài thơ tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào?

  • Hình tượng Bác Hồ vừa cao đẹp, kì vĩ vừa gần gũi, thân thương được thể hiện rõ nét trong sáu khổ thơ tiếp theo.
  • Lòng nhân đạo, cao cả của Người bao la; trái tim mênh mông của Người ôm ấp, bao bọc cả non sông, mọi kiếp người. Bác dùng tình thương yêu rộng dài, vô bờ của mình để nghĩ cho mọi người, thương cho đời, bởi vậy mà nặng lòng, mà khắc khoải, mà chẳng được thảnh thơi.
  • Tình thương, nỗi lo, tấm lòng yêu thương của Bác không chỉ rộng dài theo không gian “năm châu” mà còn trải suốt chiều dài của thời gian “cho hôm nay và cho mai sau”.
  • Tình yêu dài rộng của Bác không chỉ dành cho em thơ, người già mà còn có cả những vật bé nhỏ, mong manh như ngọn lúa, nhành hoa → tình yêu lớn của một tâm hồn lớn, nhân cách lớn.
  • Bác luôn dõi theo khúc ruột miền Nam máu thịt của Tổ quốc trong “tưng bước”, trong “mỗi tin”. Niềm vui của Bác như tỏa tạng ất trời, nụ cười của Bác như ánh sáng của bình minh.
  • Lí tưởng và lẽ sống cao cả của người cha già dân tộc là những niềm vui, nỗi lo dành trọn cho con người dân tộc và năm châu, cho thế hệ này và cho thế hệ sau → Lẽ sống ấy vừa vĩ đại, cao lớn vừa gần gũi, thiêng liêng như muôn lối lo của lòng mẹ, của tình nghĩa tử máu thịt.
  • Đức tính khiêm tốn, giản dị, gần gũi của Bác  được Tố Hữu ngợi ca bằng những vần thơ đầy trân trọng, bằng những hình ảnh độc đáo, sáng tạo. Cuộc đời thanh bạch, giản dị, dành trọng tình yêu thương cho cuộc đời, cho “chúng con” là một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ. Sự lớn lao, vĩ đại của Bác ngay từ chính sự giản dị, “hông muôn trượng” cao cả, rộng lớn ngay trong cái “mong manh” của “áo vải”.

⇒ Lí tưởng và lẽ sống, niềm vui và tình thương, ân nghĩa và đức hi sinh, sự giản dị,…của người hiện lên vừa sinh động, cụ thể vừa cao cả, lớn lao khiến người đọc vừa có cảm giác gần gũi, thân thiết, vừa ngưỡng vọng, kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Câu 3: Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người trước sự ra đi của Bác Hồ?

  • Bác Hồ ra đi nhân dân cả nước đau đớn, tiếc thương vô hạn. Ngày Bác mất, trời đổ mưa kéo dài. Nước mắt của dòng người đi viếng Bác hòa lẫn với mưa lạnh.
  • Cả nước đang trong những năm tháng chống Mĩ gay go và ác liệt, Bác mất đi là một tổn thất lớn lao cho công cuộc đấu tranh của nước nhà. Chẳng những vậy cả cuộc đời Bác đấu tranh cho độc lập, tự do của đất nước nhưng Bác ra đi khi chưa được ngắm nhìn Nam Bắc sum họp một nhà, Bác mất đi khi cả nước còn lam lũ, tần tảo chưa một ngày được thảnh thơi, ấm no. Với nhân dân miền Nam, sự ra đi của Bác còn là một nỗi đau lớn bởi  “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà - Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”.
  • Lí tưởng và sự nghiệp của Người sẽ soi sáng con đường cho mỗi cá nhân và cả dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì đất nước. Cả nước đã nguyện hứa sẽ quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp các mạng mà Người đã để lại.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bác ơi để nắm vững những nội dung cần đạt khi học bài thơ này.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Bác ơi

Bác Hồ là một đề tài, nguồn cảm hứng lớn trong nhiều chặng đường sáng tác của Tố Hữu. “Bác ơi” là một tác phẩm xuất sắc viết về Bác Hồ trong tập thơ “Ra trận”. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF