OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều


Tiếp nối chủ đề Bài 9: Văn bản nghị luận, HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng được HOC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điểm đặc sắc về giá trị nội dung của truyện ngắn Chữ người tử tù. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, quê quán tại Gia Lâm, Hà Nội. Ông mất vào năm 2018.

- Là cán bộ giảng dạy của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà nghiên cứu phê bình

- Được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Nguyễn Đăng Mạnh

Nguyễn Đăng Mạnh

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại văn bản nghị luận.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong cuốn: Những bài giảng về tác gia văn học.

c. Bố cục: 

- Phần mở đầu: Thế giới nhân vật của các nhà văn, đặc biệt của Nguyễn Tuân

- Phần Nội dung: Đưa ra lí lẽ, luận điểm của vấn đề.

- Phần kết: Khẳng định vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài, tâm.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Văn bản đề cập đến văn bản "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, ông tạo ra một thế giới nhân vật đầy đặc sắc, tập trung vào việc khám phá vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài và tâm. Qua các dẫn chứng và lí lẽ trong tác phẩm, Nguyễn Tuân làm sáng tỏ về điều này.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhan đề

- Lại đọc: Thể hiện sự suy ngẫm,tìm tòi

Chữ người tử tù: Đối tượng tìm hiểu

=> Sự suy ngẫm của tác giả về những vấn đề đặt ra trong 1 tác phẩm văn học

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

1.2.2. Cấu trúc văn bản

- Phần mở đầu: Thế giới nhân vật của các nhà văn, đặc biệt của Nguyễn Tuân

- Phần nội dung:

Luận điểm 1: Cuộc gặp gỡ của những con người có tài năng và nhân cách.

+ Lí lẽ: cái đẹp , cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại.

+ Lí lẽ: Trích dẫn: ánh sáng đỏ rực của 1 bó đuốc…

Luận điểm 2: Tinh thần cứng rắn, gan góc của những con người cao thượng.

+ Lí lẽ: Khẳng định đó là thiên hướng tất yếu của dân tộc ta khi phải đối diện với kẻ thù.

+ Lí lẽ: Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại đều có cái vô uý ấy.

- Luận điểm 3: Thái độ của Huấn Cao với người quản ngục.

=> Ca ngợi vẻ đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương của các nhân vật trong Chữ người tử tù.

Phần kết: Khẳng định vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài, tâm.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Ca ngợi vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Gửi gắm bài học giáo dục sâu sắc.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Cấu trúc bài văn nghị luận chặt chẽ (mở đầu – thân bài – kết luận)

- Giọng điệu đối thoại, vừa trầm lắng nhẹ nhàng, vừa dứt khoát , mạnh mẽ

- Lập luận, lí lẽ chặt chẽ, đầy tính thuyết phục

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) bàn luận về một bài học mà em rút ra được sau khi học truyện Chữ người tử tù.

 

Lời giải chi tiết:

“Chữ người tử tù” là một câu chuyện đầy cảm xúc về tràn ngập tính nhân văn của những con người trong ngục tù tăm tối và đã cho ta thấy được giá trị tươi sáng của cái đẹp đích thực. Đối với Huấn Cao, ông còn được miêu tả là một người tài năng hơn người, sở hữu một tấm lòng trong sáng và cao thượng. Dù phải đối diện với cái chết nhưng ông vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái hiên ngang. Điều đặc biệt hơn nữa là con người ấy còn có một thiên lương trong sáng. Khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục, ông đã mỉm cười cho quản ngục chữ. Điều đó cho thấy ông là người trân trọng người tài, trân trọng cái đẹp. Qua câu chuyện, ta thấy được bài học về nghệ thuật và phẩm chất con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và tình cảm. Và cái đẹp luôn phải gắn kết với cái thiện, không thể tách rời. Cái đẹp sẽ luôn tồn tại trong những môi trường chung, nơi có cả những điều xấu xa và tàn ác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó sẽ suy tàn, mà ngược lại, nó sẽ trở nên sáng ngời và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể chinh phục được trái tim con người, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, các em cần nắm:

- Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận để, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.

Soạn bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân làm sáng tỏ điểm đặc sắc về giá trị nội dung của truyện ngắn Chữ người tử tù. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Soạn văn tóm tắt Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Hỏi đáp bài Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Qua tác phẩm Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm văn học và gửi gắm bài học giáo dục sâu sắc. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF