OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Xúy Vân giả dại - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều


Để có nhiều kiến thức bổ ích về đặc điểm thể loại chèo, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Xúy Vân giả dại thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây. Qua văn bản, các em sẽ khái quát được bối cảnh xã hội đương thời với nhiều hủ tục khiến người phụ nữ phải giả điên dại để có thể theo đuổi khát vọng hạnh phúc của mình. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Thể loại chèo

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...

1.1.2. Xuất xứ 

a. Vở chèo Kim Nham

- Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật.

- Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời.

- Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng.

b. Đoạn trích Xúy Vân giả dại

- Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam

- Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,...

1.1.3. Bố cục

- Phần 1: từ đầu đến “ai biết là ai?”: màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả

- Phần 2: tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.

- Phần 3: còn lại: nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Nguyên nhân giả dại của Xúy Vân

Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là khi nàng ở nhà chờ chồng cô đơn thì được một người đàn ông là Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn, Xúy Vân đã giả dại với hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.

1.2.2. Diễn biến sự việc

- Kim Nham - một học trò nghèo từ Nam Định lên Tràng An trọ học, đựơc huyện Tể gả con gái là Xúy Vân, một cô gái nết na, thùy mị

- Trong khi chờ đợi chồng “dùi mài kinh sử” xa nhà, Xúy Vân bị Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình tán tỉnh và xui nàng giả dại để thoát khỏi Kim Nhan

- Thúy Vân giả điên, Kim Nham hết lòng chạy chữa không được đành trả tự do cho nàng. Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ và điên thật

- Kim Nham thành đạt, được bổ làm quan. Nhận ra vợ cũ điên dại phải đi ăn xin, Kim Nham bỏ nén bạc và nắm cơm sai người đem cho, Xúy Vân nhận ra và xấu hổ nhảy xuống sông tự vẫn.

1.2.3. Nhân vật Xúy Vân

Nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

  + Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo

  + Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật

  + Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

Tạo hình nhân vật Xuý Vân trong vở chèo Xuý Vân giả dại

1.2.4. Các đặc trưng nhân vật sân khấu chèo 

- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.

- Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...

- Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.  

- Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền, đồng thời thể hiện niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội xưa.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...

- Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược

- Giàu tính bi kịch

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại, SGK Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Xúy Vân giả dại, SGK Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

- Lên ý tưởng và viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân

Lời giải chi tiết:

Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, Xúy Vân xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ vừa điên loạn lại vừa đáng thương. Nàng đang bị giằng xé giữa tâm trạng hối hận và nỗi tủi nhục vì sự cười chê của người đời. Nàng hối hận, cảm thấy tội lỗi vì đã phụ bạc Kim Nham, lại càng đau đớn vì bị Trần Phương bỏ rơi, Người phụ nữ không còn điểm tựa này còn phải đối mặt với nỗi cười chê của láng giềng. Trong xã hội phong kiến xưa, đây là một bi kịch lớn với người phụ nữ. Những câu nói điên loạn, kể lể càng cho thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc. Hình ảnh Xúy Vân trong lớp chèo này là đại diện cho cảnh ngộ của những người phụ nữ xưa trong xã hội cũ, không được tự quyết định thân phận mình, đến khi muốn tìm hạnh phúc lại bị rơi vào bi kịch.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Xúy Vân giả dại, các em cần nắm:

+ Nắm được những sự kiện chính trong tác phẩm

+ Phân tích được ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật Xúy Vân

+ Phân tích đặc trưng sân khấu chèo trong văn bản

+ Phân tích ý nghĩa tác phẩm

Soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Đoạn trích Xúy Vân giả dại giúp người đọc hiểu hơn về những hủ tục phong kiến trong xã hội bấy giờ trói buộc không cho người phụ nữ khát khao hạnh phúc đời thường. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Xúy Vân giả dại là trích đoạn chèo nói về người con gái xinh đẹp Xuý Vân vì muốn theo đuổi khát vọng tình yêu mà phải giả điên dại để tránh những tục lệ khắt khe xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF