OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 71 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếng Việt đa dạng về ngữ pháp và nghĩa, vì vậy khi sử dụng chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản để tránh các lỗi dùng từ thường gặp. Bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 71 thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em nhận diện, phân loại và biết cách sửa một số lỗi dùng từ thường gặp. Từ đó, áp dụng vào giải các bài tập cụ thể và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Chúc các em học tập vui vẻ!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Lỗi dùng từ

Trong quá trình sử dụng tiếng Việt, do sự đa dạng về ngôn ngữ dễ dẫn đến các lỗi dùng từ. Có thể do hình thức ngữ âm hoặc người dùng chưa hiểu rõ nghĩa từ ngữ được dùng. 

1.2. Phân loại lỗi dùng từ

Có thể phân loại một số lỗi dùng từ như sau:

- Lỗi lặp từ

Ví dụ: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc truyện thần thoại.

Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lắp bằng từ ngữ khác. Chúng ta có thể sửa câu trên như sau: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc thể loại này.

Lưu ý: Cần phân biệt lỗi lặp từ với biện pháp lặp từ để liên kết văn bản (phép lặp) hoặc để nhấn mạnh một nội dung nào đó (phép điệp).

- Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm

Ví dụ: Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu xót của mình.

Cách sửa: Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm. Trong câu trên, chúng ta phải dùng từ “thiếu sót”.

- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Ví dụ: Các nội dung thầy giáo truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú.

Từ “truyền tụng” thường dùng với ý nghĩa “truyền miệng cho nhau với lòng ngưỡng mộ”. Trong trường hợp này, chúng ta không dùng từ “truyền tụng”.

Cách sửa: Thay thế từ đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, chúng ta thay từ “truyền tụng” bằng “truyền đạt”.

- Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

Ví dụ: Chúng tôi rất quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong ví dụ trên, từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với “vấn đề ô nhiễm môi trường” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Trong câu trên, chúng ta cần thêm từ “đến” hoặc “tới” sau từ “quan tâm”: Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản

Ví dụ: Trong đơn xin phép nghỉ học, học sinh viết Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10A kính yêu. Trong câu trên, “kính yêu” không phù hợp với kiểu văn bản đơn từ.

Cách sửa: Lược bỏ, thay thế bằng từ ngữ phù hợp. Trong câu trên, chúng ta lược bỏ từ “kính yêu”.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm, chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

Hướng dẫn giải:

Dựa vào phần nội dung phân loại các lỗi dùng từ để giải bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm (Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm)

- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:

a) linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

b) bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

c) thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

- Chữa lại là:

+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.

+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 71, các em cần nắm:

+ Khái quát và phân loại được các lỗi dùng từ

+ Phân tích được lỗi dùng từ trong bài tập cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 71 sẽ giúp các em nhận diện và phân loại các loại lỗi dùng từ, qua đó vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 71 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF