OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Bài 3 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Những tác phẩm thơ trong Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo đã giúp các em hiểu hơn về mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên với con người, từ đó có thái độ sống tích cực và nâng cao ý thức bảo vệ tự nhiên. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Ôn tập Bài 3 dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Chủ thể trữ tình là chủ thể của tiếng nói trữ tình trong bài thơ. Đọc thơ trữ tình, trước mắt ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện mà còn gợi lên hình tượng một ai đó đang ngắm, nhìn, đang  rung động, suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể trữ tình trong thơ. Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”, “em”,... hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là “chủ thể ẩn”. Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ.

* Vần và nhịp là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ:

- Vần tạo cho lời thơ một sự kết dính âm vang đầy ấn tượng, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ. Nhưng nói chung, xét về vị trí xuất hiện, có cần chân (cước vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ; cần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T) và vần thanh bằng (B).

- Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Nhịp thơ là yếu tố cơ bản nhất của nhịp điệu. Nhịp thơ được tạo nên chủ yếu bởi cách ngắt dòng và cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ.

- Trước hết, ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng. Diều này phụ thuộc vào số lượng chữ của dòng thơ. Ví dụ: thơ lục bát luân phiên ngắt dòng 6 – 8, thơ song thất lục bát luân phiên ngắt dòng 7 -7 – 6 – 8; các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ,7 chữ, 8 chữ,... đều có nhịp ngắt dòng riêng. Với thơ tự do, cách ngắt nhịp theo dòng rất đa dạng, bởi số tiếng trong mỗi dòng thơ không bị ràng buộc chặt chẽ.

- Thứ đến, nhịp thơ còn toát ra từ cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ. Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt nhịp 4/3, thơ 5 chữ thường nhắt nhịp 2/3; việc thay đổi cách ngắt nhịp quen thuộc trong dòng thơ thường là có dụng ý: cũng là câu thơ lục bát nhưng cách ngắt nhịp khác nhau tạo nên hiệu quả khác nhau.

* Từ ngữ, hình ảnh trong thơ mang lại sức gợi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ thường được tạo ra bằng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ,... nhằm tạo nên sức truyền cảm, sự phong phú, bóng bẩy cho ý thơ.

1.2. Ôn lại yêu cầu và cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

1.2.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

1.2.2. Các yêu cầu

- Về nội dung:

+ Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.

+ Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

 - Về kĩ năng:

+ Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.

+ Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.

 + Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

1.3. Cách làm

- Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

- Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

- Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Có ý kiến cho rằng, thế giới nghệ thuật của bài Thơ Duyên của Xuân Diệu là một "thế giới giao duyên" phản chiếu một tâm hồn rất trẻ "lần đầu rung động nỗi thương yêu" trước một chiều thu đẹp. Hãy phân tích bài Thơ Duyên để chứng minh ý kiến trên.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại bài Thơ duyên - Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Phân tích ý kiến thông qua nghệ thuật bài thơ, chú ý:

+ Vần và nhịp

+ Từ ngữ, hình ảnh trong thơ

Lời giải chi tiết:

Xưa nay mùa thu vẫn được coi là mùa thơ. Cảnh thu đẹp nhưng buồn Thơ ca truyền thống hiện đại thường vẫn vẽ cảnh thu như vậy, kể cả thơ Xuân Diệu. Thơ duyên cũng là một bài thơ về cảnh thu nhưng có những nét riêng độc đáo mà vẫn Xuân Diệu: cảnh đẹp mà không buồn, ấy là mùa thu tình yêu, của tuổi trẻ, mùa của tạo vật, của lòng người qua con mắt Xuân Diệu trở thành một "thế giới giao duyên".

Thế giới của Thơ duyên - cảnh cũng như người - là thế giới đúng là được nhìn bằng một tâm hồn rất trẻ "lần đầu rung động nỗi thương yêu”, ấy là trái tim lần đẩu biết yêu, lần đẩu khao khát chuyện lứa đôi. Cải nhìn đó là cải nhìn độc đáo "rất Xuân Diệu" của bài thơ. Với nhãn quan ấy, nhìn ra thế giới, đâu đâu cũng thấy xôn xao, náo nức một niềm khao khát giao duyên. Một thế giới như thế tất nhiên hết sức tươi trẻ và đầy nhạc, đầy thơ, đầy mộng đẹp.

Tất cả như hoà quyện với nhau, cặp đôi, cặp vần với nhau: Ánh chiều hòa thơ với cây cỏ, chim chóc cặp đôi ríu rít, lòng anh cưới lòng em, cánh cò trên ruộng cũng phân vân vì mây biếc trên trời, bông hoa dường như cũng đồng cảm với nương chiều buông lạnh...

Bài thơ thể hiện được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ về cảnh vật và lòng người. Hoài Thanh có một nhận xét rất sắc về trường hợp của bài Thơ duyên: ở đây "sự bồng bột của Xuản Diệu có lẽ phát biểu ra một cảch đầy đù hơn cả trong những rung động tinh vi" (Thi nhân vìệt Nam). Đúng vậy, nhà thơ lắng nghe được cải xôn xao, náo nức của cảnh vật và lòng người ẩn kín dưới cải vẻ bề ngoài êm ả, lặng lẽ, dịu dàng của buổi chiểu thu - "Ai hay tuy lặng bước thu êm"...

Đó là bản hoà âm của mùa thu vang vọng, của tiếng chim ríu rít, của muôn lá xôn xao khi trời xanh đổ ngọc. Đó là cải tình tứ e ấp của con đường nhỏ với gió xiêu xiêu, của cành hoang lả tả với ánh nắng trờ chiều, của cảnh cò muôn bay theo làn mây biếc tuy còn ngập ngừng phân vân. Và là cải cảm ứng của loài chim với trời rộng mà lặng lẽ "giang thêm cánh", là cái cảm giác thấm lạnh của hương đồng cỏ nội dưới sương chiều... Và là cái rung động thầm kin của lòng anh với lòng em, tuy chỉ ngẫu nhiên đi cùng một đường và chưa hề có băng nhân mối lái...

Cảnh thu trong Thơ duyên không buồn như trong thơ truyền thống hay nhiều bài thơ khác của Xuân Diệu. Nhưng vần đúng là cảnh thu. Ở đây tâm hồn trong sáng của chàng trai mới biết yêu đã gặp gỡ cái sang trọng của trời thu, sắc thu, tiếng thu. Và niềm khao khát lứa đôi vừa mới chớm nở, náo nức đấy nhưng còn e ấp trong lòng, cũng phù hơp không khí êm dịu của mùa thu. Bước đi của mùa thu là "bước thu êm". Bài thơ mùa thu là "bài thơ dịu". Vì thế anh với em không ốn ào, phải bước êm, bước nhẹ, để lắng nghe cuộc giao duyên thầm kín của lòng mình và vũ trụ khi mùa thu tới.

Thơ duyên là một bài thơ rất tiêu biểu của Xuân Diệu, nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu, và rộng hơn, nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời. Nhưng không phải một Xuân Diệu mà sự bồng bột, sôi nổi bốc lộ ra bên ngoài, mà một Xuân Diệu lắng vào bên trong để cảm nhận cải xôn xao náo nức của niềm giao cảm thầm kín và êm ái của vũ trụ và lòng người. Ông đã dệt nên một "bài thơ dịu" bằng những sợi tơ giăng mác giữa lòng mình với lòng người, giữa lòng mình với vũ trụ.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Ôn tập Bài 3, các em cần nắm:

+ Nắm được một số kiến thức trong các văn bản đã học

+ Nắm được quy trình và yêu cầu khi viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Soạn bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 3 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo và rèn luyện cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF