OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Thần Trụ trời - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Banner-Video

Thần thoại Thần Trụ trời nhằm lí giải cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ. Đồng thời thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Thần Trụ trời​ thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về tác phẩm. Chúc các em học tập vui vẻ!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Đoạn trích nhằm giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

1.2. Nghệ thuật

- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại

- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình

- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với thể loại thần thoại

- Ngôn từ thuần Việt, dễ hiểu

2. Soạn bài Thần Trụ trời Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.

Trả lời:

Truyện nữ thần Lúa:

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế?

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.

Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn  Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. 

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện.

Trả lời:

Thời ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người, trời đất chỉ là một đám hônx độn, tối tăm và lạnh lẽo.

Câu 2: Thần đã làm những gì?

Trả lời: 

Thần đã dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời; thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.

Câu 3: Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?

Trả lời:

Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết: mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng.

Câu 4: Người kể nêu ra các vị thần này có mục đích gì?

Trả lời:

Người kể nêu ra các vị thần này có mục đích nhằm giải thích cho những hiện tượng tự nhiên.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Nêu các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?

Trả lời:

Các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm:

- Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.

- Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.

- Thần phân khai trời đất.

Sự kiện thần phá cột đi, sau người hạ giới gọi nó là cột chống trời (kinh thiên trụ) có liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời.

Câu 2: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Trả lời: 

Một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản Thần trụ trời là:

- Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.

- Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.

- Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.

- Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.

- Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

- Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..

Câu 3: Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Trả lời:

Truyện Thần Trụ Trời muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
Cách giải thích có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm:

- Giống nhau: cùng có chi tiết kì ảo, hoang đường.

- Khác nhau:

+ Truyện thần thoại: nhằm giải thích, khám phá và chinh phục thế giới.

+ Truyện truyền thuyết: nhằm giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.

Câu 4: Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Trả lời:

Thần Trụ trời là người to khoẻ, sức mạnh phi thường. Thần đã dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời; thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.

Câu 5: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?

Trả lời:

Theo tưởng tượng của em còn có ông thần Gió, thần Sét, thần Sấm.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy chứng minh đặc điểm thần thoại trong văn bản Thần Trụ trời.

Trả lời: 

Đặc điểm thần thoại trong Thần Trụ Trời

- Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại bao gồm:

+ Không gian: trời và đất => không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.

+ Thời gian: “thuở ấy” => thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.

+ Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.

+ Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạp ra thế giới.

4. Hỏi đáp về bài Thần Trụ trời Ngữ văn 10 CD

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Thần Trụ trời Ngữ văn 10 CD

Tác phẩm Thần Trụ trời đã giúp các em hiểu được sự hình thành trời đất tự nhiên thông qua cái nhìn của người xưa, đồng thời bổ sung nhiều kiến thức lí thú về một thể loại mới của dân tộc - thần thoại. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về vấn đề này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF