OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp - Ngữ văn 10 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ tác giả An-tôn Sê-khốp kể về câu chuyện lời nói đùa bày tỏ tình cảm của nhân vật tôi với Na-đi-a trong lần trượt tuyết đầu tiên. Tuy cả hai cùng có tình cảm nhưng vì không can đảm đối diện nên cuối cùng để lại những hoài niệm và tiếc nuối về sau. Bài học Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về tác phẩm, đồng thời hiểu cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc trong văn bản. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả An-tôn Sê-khốp

a. Tiểu sử

- An-tôn Sê-khốp (1860-1904) sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc, miền nam nước Nga.

- Ông bắt đầu sáng tác truyện ngắn và kịch ngay khi theo học ngành Y tại Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va từ năm 1879.

- Đến khoảng những năm 1890, Sê-khốp đã được thừa nhận là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga.

- Năm 1904, ông qua đời vì bệnh lao phổi tại một khu điều dưỡng ở nước Đức.

An-tôn Sê-khốp (1860-1904)

b. Sự nghiệp sáng tác

- Phần lớn truyện ngắn của ông là những truyện không có chuyện, mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng vào khung cảnh câu chuyện, tâm trạng nhân vật, kết thúc thường gây cảm giác "chưa có chuyện gì xảy ra cả" như trong một sự đợi chờ khắc khoải.

- Tầm ảnh hưởng và sức lan toả từ sáng tác của Sê-khốp cho đến ngày nay vẫn hết sức lớn lao. 

1.1.2. Tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ

a. Xuất xứ

- Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của Sê-khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga, số 10, ra ngày 12/3/1886.

- Năm 1899, Sê-khốp chỉnh lí, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp, dịch giả Phan Hồng Giang chuyển ngữ Một chuyện đùa nho nhỏ từ bản tiếng Nga thuộc tuyển tập này.

b. Ngôi kể chuyện

Văn bản sử dụng ngôi kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”, tại thời điểm khi mà nhân vật “tôi” bắt đầu trò đùa của mình, nói “tôi yêu em” với Na-đi-a mỗi khi đi trượt tuyết.

c. Bố cục 

Bố cục gồm 5 phần:

- Phần một (từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.

- Phần hai (tiếp theo đến “…sợ hãi như những lần trước”): lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.

- Phần ba (tiếp theo đến “…cốt sao say là được”): những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.

- Phần bốn (tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”): lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.

- Phần cuối (còn lại): tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.

c. Tóm tắt văn bản

Văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ kể về câu chuyện nhân vật tôi với cô nàng Na-đi-a. Nhân vật tôi trong một buổi trưa mùa đông đã rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gom góp tất cả sự can đảm để trượt tuyết từ trên đỉnh dốc, hết lần này đến lần khác, một việc mà lúc bình thường có các vàng cô cũng chẳng làm, chỉ để được nghe câu: “Na-đi-a, anh yêu em”. Nàng không biết câu nói ấy là gió nói hay nhân vật tôi nói, sự nữ tính đã khiến nàng ngại ngùng không dám hỏi và rồi nàng đắm chìm trong sự ngọt ngào của câu nói ấy, nàng sống mà không thể thiếu nó. Cuối cùng, nàng vẫn không biết ai là người nói và cũng không còn được nghe câu nói ấy sau khi nhân vật tôi đi Petersburg nhưng điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật "tôi"

- Luôn đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết trong lần đầu tiên.

- Những lần trượt tuyết sau hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.

- Nhiều năm sau, nhân vật tôi có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm.

1.2.2. Nhân vật Na-đi-a

- Na-đi-a sợ mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy.Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.

- Na-đi-a sau khi nghe câu nói đùa  “Na-đi-a, anh yêu em!” thì “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy.

- Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a, câu nói có sự mê hoặc to lớn khiến nàng say đắm đến nỗi không thể sống thiếu nó được, nàng thường xuyên đi trượt tuyết chỉ để có thể nghe câu nói ấy.

- Na-đi-a bất chấp nỗi sợ, quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không” vì nàng muốn tìm kiếm câu trả lời rằng liệu gió có phải là người nói câu ấy với mình không hay nhân vật “tôi” mới là chủ nhân câu nói.

- Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhân vật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thân bày ra trò đùa đó.

1.2.3. Ý nghĩa của hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn”

- Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà.

- Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì và nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a.

=>Chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bị ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Truyện ngắn kể về câu nói đùa của nhân vật tôi với Na-đi-a trong lần trượt tuyết đầu tiên cùng nhau nhưng lại trở thành hồi ức của hai người trong suốt cuộc đời. Thông qua kỉ niệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câu nói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tình cảm của mình đến người con gái ấy.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn đa chiều

- Ngôn ngữ tự nhiên, dễ hiểu

- Sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng ý nghĩa sâu sắc

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp, theo em nhân vật Na-dia có sợ trượt tuyết thật không? Vì sao nàng xăm xăm trượt tuyết một mình?

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ câu phần một và hai văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp

- Chú ý những câu miêu tả hành động của nhân vật Na-đi-a

- Kết hợp cảm nhận của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Trong văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp, các chi tiết truyện cho thấy Na-đi-a là người có nỗi sợ mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh. 

- Mặc dù Na-đi-a rất sợ, nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không. Bởi Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Một chuyện đùa nho nhỏ, các em cần:

+ Phân tích được hành động và tâm trạng của nhân vật tôi và Na-đi-a

+ Phân tích ý nghĩa các hình ảnh biểu tượng trong văn bản

Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp Ngữ văn 10 KNTT

Văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp thể hiện tình cảm của nhân vật tôi đối với nhân vật Na-đi-a thông qua lời nói đùa lúc trượt tuyết để về sau nó trở thành hoài niệm trong kí ức của hai người. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp

Một chuyện đùa nho nhỏ - An-tôn Sê-khốp đã thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi” khi hai con người thầm thương mà không dám thổ lộ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

------------------(Đang cập nhật)----------------

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF