OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII


Ngày nay, nhiều tỉnh, thành phố đặt tên cho các con đường, con phố theo tên các thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII để thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ sau này với những người đã lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài, đấu tranh chống áp bức, bất công. Cùng HOC247 tìm hiểu diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài qua nội dung Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bối cảnh lịch sử

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng. Chúa Trịnh Giang không quan tâm đến triều chính, mải lo ăn chơi, hưởng thụ. Tầng lớp quan lại ra sức bóc lột nhân dân.

- Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp đình đốn. 

- Nhà nước đánh thuế nặng vào các loại sản phẩm, hàng hoá, khiến cho thủ công nghiệp và thương nghiệp bị sa sút, phố chợ điêu tàn.

- Tình trạng hạn hán, lụt lội, mất mùa, vỡ đê xảy ra liên tiếp. Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

=> Cuộc sống khốn khổ đã thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh.

Phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII (tranh vẽ)

Hình 1. Phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII (tranh vẽ)

1.2. Diễn biến và kết quả

- Khoảng 30 năm đầu thế kỉ XVIII, khắp Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ đã bùng nổ hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, thu hút đông đảo nông dân tham gia.

- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, ...

+ Hoàng Công Chất (từ năm 1739 đến năm 1769): Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn Nam. Năm 1751, ông rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ. Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa đến năm 1769.

+ Nguyễn Danh Phương (từ năm 1740 đến năm 1751): Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

+ Nguyễn Hữu Cầu (từ năm 1741 đến năm 1751): Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó nhanh chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

Lược đồ địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Hình 2. Lược đồ địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1.3. Ý nghĩa và tác động

- Ý nghĩa:

+ Phản ánh ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền.

Thể hiện sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê – Trịnh.

- Tác động:

Góp phần làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê – Trịnh. 

Chính quyền phải điều chỉnh các chính sách quản lí như giảm nhẹ thuế khoá, tu sửa đê điều, ....

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả gì?

 

Hướng dẫn giải

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Địa chủ, quan lại ngang nhiên lấn chiếm ruộng đất của nông dân, mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra.

+ Công thương nghiệp: Nhà nước đánh thuế nặng các mọi hàng hóa lưu thông => Công thương nghiệp sa sút.

- Xã hội: Nhân dân lâm vào cảnh đói khổ, khốn cùng, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, hàng vạn người chết vì đói, xác người nằm ngổn ngang đầy đường,…

=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.

 

Bài 2: Các phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

Tuy các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng phong trào đã đem tới tác động to lớn là thể hiện ý chí kiên quyết đấu tranh chống áp bực, làm cho chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay. Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải nhượng bộ các chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán được trở về quê hương.

ADMICRO

Luyện tập Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- Nêu được tác động của khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục II trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục III trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF