Việt Nam là quốc gia biển. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại đang là thế mạnh cho nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên, nước ta đã và đang rất chú trọng tới việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường biển đảo. Vậy môi trường biển đảo của nước ta có đặc điểm gì? Vùng biển và thềm lục địa nước ta có những tài nguyên nào? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu thông qua nội dung của Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Môi trường biển đảo Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm môi trường biển đảo
- Môi trường biển đảo liên quan mật thiết đến cuộc sống của con người và khác với môi trường đất liền.
- Môi trường biển không thể chia cắt và dễ bị phá vỡ, các sự cố ô nhiễm nước biển rất khó xử lý và gây thiệt hại cho vùng nước rộng lớn và khu vực ven bờ cũng như trên các đảo.
- Môi trường đảo thay đổi nhanh chóng khi có tác động của con người do diện tích nhỏ và nằm biệt lập với đất liền.
- Một tác động nhỏ của con người cũng có thể phá vỡ cân bằng sinh thái rất nhanh, ví dụ như mất lớp phủ thực vật sẽ dẫn đến suy giảm tài nguyên đất và mất môi trường sống.
1.1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
- Biển đảo quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
- Việt Nam có nhiều tỉnh giáp biển và nhiều người dân sống ở vùng ven biển và hải đảo, phụ thuộc vào biển đảo.
- Hoạt động công nghiệp và kinh tế biển đang gây ra ô nhiễm môi trường.
- Nước biển dâng và biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng xấu đến môi trường biển đảo.
- Ô nhiễm môi trường biển đang làm giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế.
- Các giải pháp bảo vệ môi trường biển đảo bao gồm không xả chất thải vào biển, khai thác tài nguyên hợp lí, phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái biển, tuyên truyền nâng cao nhận thức, dọn rác bờ biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai.
1.2. Tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam
a. Tài nguyên sinh vật
- Sinh vật biển Việt Nam phong phú, đa dạng, nhiều loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
- Có trên 2,000 loài cá, khoảng 100 loài tôm, 600 loài rong biển,... phân bố rộng khắp từ bắc vào nam.
- Các loài đặc sản khác như đồi mồi, sò huyết, bào ngư, hải sâm, cua, rong, tảo biển... cũng có ở vùng biển Việt Nam.
- Ở các đảo đá ven bờ còn có chim yến.
- Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai trên thế giới, nơi sinh sống của nhiều loài động và thực vật.
Hình 1. Hệ sinh thái rạn san hô
b. Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên ở nước ta có trữ lượng khá lớn ở thềm lục địa, đặc biệt là thềm lục địa phía nam.
- Nhiều mỏ dầu khí như Hồng Ngọc, Bạch Hổ, Rạng Đông, Đại Hùng... đã được khai thác.
- Ven biển Việt Nam còn có ti-tan, cát,... là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệu, công nghiệp và xây dựng.
- Vùng biển nước ta còn có tiềm năng sản xuất muối, đặc biệt là ở vùng ven biển Nam Trung bộ.
c. Tài nguyên du lịch
- Nhiều bãi biển đẹp, vịnh, đầm, phá và đảo gần bờ ven biển Việt Nam là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị.
- Các địa điểm du lịch nổi tiếng bao gồm Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Cửa Tùng, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, vịnh Hạ Long, vịnh Vĩnh Hy, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang, Cát Bà, Lý Sơn, Cồn Cỏ và Phú Quốc.
Hình 2. Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới
d. Tài nguyên năng lượng biển
- Vùng biển nước ta có tiềm năng năng lượng lớn từ thuỷ triều, sóng biển, gió và năng lượng từ băng cháy.
- Các nguồn tài nguyên năng lượng này sẽ trở thành thế mạnh của nước ta trong giai đoạn tới nếu được khai thác tốt.
- Nguồn tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta đang được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
- Việt Nam cần có giải pháp hợp lý để khai thác hiệu quả các tài nguyên của vùng biển đảo mà vẫn bảo vệ được môi trường.
Bài tập minh họa
Bài 1: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là do đâu?
Hướng dẫn giải
Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là do Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người. Khu công nghiệp không có biện pháp xử lí rác thải gây ô nhiễm nguồn nước. Người dân ý thức chưa cao, xử lí rác thải, vứt rác không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường nước sông suối, biển - đảo, ….
Bài 2: Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
Hướng dẫn giải
Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu chính là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn và sâu sắc nhất của biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.
Luyện tập Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 4 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tây Nam vào mùa đông và Đông Nam vào mùa hạ.
- B. Đông Bắc vào mùa hạ và Tây Nam vào mùa Đông.
- C. Tây Nam vào mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông.
- D. Đông Nam vào mùa đông và Tây Bắc vào mùa hạ.
-
- A. Cận nhiệt gió mùa.
- B. Ôn đới gió mùa.
- C. Nhiệt đới gió mùa.
- D. Xích đạo ẩm.
-
- A. tháng 11 đến tháng 4.
- B. tháng 10 đến tháng 4.
- C. tháng 4 đến tháng 10.
- D. tháng 11 đến tháng 5.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 4 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!