OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. ĐĐTN vùng biển đảo Việt Nam


Lãnh thổ Việt Nam ngoài vùng đất và vùng trời, còn có một vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông. Biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia. Phạm vi Biển Đông được xác định như thế nào trên bản đồ? Vùng biển đảo nước ta có những đặc điểm tự nhiên gì và được xác định như thế nào? Cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phạm vi Biển Đông

- Biển Đông là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, có diện tích khoảng 3,447 triệu km2.

- Nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

- Biển Đông được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo, là biển tương đối kín.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-lip-pin.

1.2. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

- Việt Nam dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012 để xác định các vùng biển.

- Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường nối các điểm từ 0 đến A11.

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

- Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

a. Địa hình

- Địa hình ven biển Việt Nam đa dạng: tam giác châu, bãi cát, cồn cát, dầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn.

- Địa hình thềm lục địa Việt Nam thu hẹp ở miền Trung, tiếp nối với đất liền, tạo sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

- Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo ven bờ chủ yếu ở vùng phía bắc và phía nam. Độ cao các đảo không lớn, một số đảo thường bị ngập khi thuỷ triều lên.

 

b. Khí hậu

- Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương, với nhiệt độ trung bình khoảng 23°C trên tầng mặt biển, tăng dần từ bắc vào nam.

- Lượng mưa trung bình năm trên biển thường thấp hơn trên đất liền, khoảng 1100mm/năm trở lên.

- Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế, và các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế.

- Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tại như áp thấp nhiệt đới, bão dông, lốc, với trung bình từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng biển đảo Việt Nam mỗi năm.

Lược đồ dòng biển hoạt động theo mùa trên Biển Đông

Hình 2. Lược đồ dòng biển hoạt động theo mùa trên Biển Đông

 

c. Hải văn

- Độ muối trung bình của nước biển Biển Đông dao động từ 32% - 33% và thay đổi theo mùa, khu vực và độ sâu.

- Thuỷ triều ở vùng biển ven bờ nước ta đa dạng, bao gồm nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều, với nhật triều đều phổ biến ở vùng từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, và bán nhật triều không đều phổ biến ở vùng từ Quảng Trị đến Đà Nẵng và Cà Mau.

- Các dòng biển trên vùng biển nước ta hoạt động theo mùa, với hướng đông bắc - tây nam vào mùa đông và hướng tây nam - đông bắc vào mùa hạ. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có các dòng biển riêng.

 

d. Sinh vật

- Sinh vật biển phong phú và đa dạng với nhiều loài như cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

- Các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh và rừng ngập mặn.

- Rừng ngập mặn có một số loài cây đặc trưng như sú, vẹt, đước, mắm,...

 

e. Khoáng sản

- Thềm lục địa Việt Nam có chứa dầu mỏ và khí tự nhiên.

- Vùng ven biển Việt Nam còn có các loại khoáng sản như titan, niken, cát,...

- Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng chảy đáng kể.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Bờ biển Việt Nam dài bao nhiêu?

 

Hướng dẫn giải

- Với chiều dài bờ biển 3260km, Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Vùng biển nước ta còn có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, trong đó giá trị lớn là dầu khí cùng các nguồn lợi thủy sản cao…

- Với đường bờ biển dài và hơn 3000 hòn đảo, Việt Nam được thiên nhiên ban phú cho nhiều bãi tắm đẹp, có giá trị nghỉ dưỡng cao để phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước,…

 

Bài 2: Biển Việt Nam gồm những bộ phận nào?

 

Hướng dẫn giải

Theo Luật Biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm:

+ Nội thủy

+ Lãnh hải

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải

+ Vùng đặc quyền kinh tế

+ Thềm lục địa 

- Vùng biển Việt Nam thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Mỗi vùng đều có giới hạn và đặc điểm, vai trò khác nhau.

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ...

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 4 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 4 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF