OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917


Từ năm 1914 đến năm 1918, lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến hai sự kiện lớn làm rung chuyển thế giới. Đó là những sự kiện lịch sử nào? Em biết gì về những sự kiện đó? Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để có thể trả lời các câu hỏi này.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Nguyên nhân:

+ Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên vô cùng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối lập nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a), khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc

Hình 1. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc "già" và "trẻ" (tranh biếm hoạ)

+ Bức tranh biếm hoạ miêu tả các thuộc địa như miếng bánh “khổng lổ, bị các nước đề quốc phân chia, xâu xé thành những phần to – nhỏ không đồng đều. Trong đó, phần bánh thuộc về các đế quốc “già” như Anh (gắn với nhân vật ở ngoài cùng bên phải bức tranh) và Pháp (gắn với nhân vật ngoài cùng bên trái bức tranh) chiếm phần lớn, còn Mỹ (nhân vật đội mũ phớt, ngồi thứ hai từ phải sang) và Đức (thứ ba từ phải sang) chỉ chiếm phần rất nhỏ. Phần còn lại có sự tranh giành lẫn nhau giữa Nhật Bản, Nga, ... Đây là hình ảnh biếm hoạ rất sinh động về sự phân chia không đều hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc, là một nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (chiến tranh đế quốc).

+ Ngày 28 – 6 – 1914, Thái tử kế vị Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh bùng nổ.

- Hậu quả và tác động:

+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, song đã gây ra những thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân loại.

+ Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Sơ đồ hai giai đoạn của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Hình 2. Sơ đồ hai giai đoạn của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) với các sự kiện chính và mang tính bước ngoặt của cuộc chiến tranh

1.2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- Nguyên nhân:

+ Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Mặt khác, một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyển song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại.

+ Trước tình hình đó, V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

+ Tháng 7 – 1917, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

- Diễn biến chính:

+ Đêm 24 – 10 (6 – 11 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua) và bao vây Cung điện Mùa Đông – nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyển tư sản.

+ Đêm 25 – 10 (7 – 11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.

+ Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông

Hình 3. Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông

- Ý nghĩa lịch sử và tác động:

+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

+ Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

Nguyên nhân trực tiếp

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

 

Bài 2: Tại sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

 

Hướng dẫn giải

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa, vì:

+ Lực lượng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đều là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh và Hiệp ước).

+ Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. Bên cạnh đó, các nước đế quốc còn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Phân tích, đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại.

- Nêu được một số nét chính (nguyên nhân, diễn biến, tác động và ý nghĩa lịch sử) của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 52 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 1a trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 1b trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 54 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 54 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF