OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của CNXH khoa học


Trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh của Ph. Ăng-ghen có đoạn viết "Thường thường, năm sáu người thợ dệt, một số đã kết hôn, cùng ở trong một nhà nhỏ, chỉ có hai phòng làm việc và một phòng lớn dùng chung để ngủ. Thức ăn của họ hầu như chỉ là khoai tây, có lúc là một ít súp yến mạch, sữa bò rất hiếm, thịt thì hầu như không thấy bao giờ”.  (Theo Ph. Ăng ghen, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Tập II, Viện Sử học, 1963, tr. 14).

Vì sao giải cấp công nhân Anh đấu tranh mạnh mế? Vì sao có phong trào “đập phá máy móc, đốt công xưởng”? Mời các em cùng tham khảo nội dung Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của CNXH khoa học trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để có thể tìm hiểu vấn đề này.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nước Anh – nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp và các nước tư bản khác, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện.

- Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, ... Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó.

- Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân để làm giàu nên mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng sâu sắc.

- Trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thức.

Một cuộc biểu tình trong phong trào Hiến chương Anh năm 1848

Hình 1. Một cuộc biểu tình trong phong trào Hiến chương Anh năm 1848

- Hình 1 cho thấy bức tranh điển hình và tiêu biểu của phong trào công nhân thế giới trong thể kỉ XIX. Sự hiện diện đông đảo của công nhân cho thấy quy mô của cuộc đấu tranh. Trong bối cảnh áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản ở Anh ngày càng nặng nề, sự đoàn kết của công nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc dấu tranh không chỉ dòi các quyền lợi về kinh tế mà còn cả các quyền chính trị. 

1.2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- C.Mác (1818 – 1883) và Ph. Ăng-ghen (1820 – 1895) dân trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

Tượng C.Mác và Ph. Ăng-ghen ở Béc-lin (Đức)

Hình 2. Tượng C.Mác và Ph.Ăng-ghen ở Béc-lin (Đức)

- Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng ghen soạn và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trình bày luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Việc công bố văn kiện này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trang bìa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Hình 3. Trang bìa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

- Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này.

- Năm 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri, gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng ghen.

1.3. Công xã Pa-ri (1871)

- Sau thất bại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 – 1871), nhân dân Pa ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản đã khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na pô-lê-ông III. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập nhưng lại tìm cách thoả hiệp với Phổ (vương quốc lãnh đạo quá trình thống nhất Đức), kí hoà ước chấp nhận những điều kiện nhục nhã.

- Ngày 18 – 3, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc cùng nhân dân Pa-ri đã khởi nghĩa và giành thắng lợi. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã dẫn tới sự ra đời của một chế độ mới, xã hội mới.

- Công xã Pa-ri được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Công xã.

- Hội đồng Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội, bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân, ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh đem lại quyền lợi cho nhân dân.

- Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày (từ ngày 18 – 3 đến ngày 28 – 5 – 1871), nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Công xã Pa-ri đã cổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Công xã Pa-ri năm 1871

Hình 4. Công xã Pa-ri (1871)

1.4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 – 1876):

+ Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân quốc tế, tháng 9 - 1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

+ Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội, hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống các tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế, thông qua các nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng.

Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất

Hình 5. Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất

- Sự ra đời của các đảng công nhân: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân đã sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau để chống lại giới chủ. Sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn đến sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản.

Cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô (Mỹ) năm 1886

Hình 6. Cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô (Mỹ) năm 1886

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914):

+ Ngày 14 – 7 – 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri (Pháp) thay thế cho Quốc tế thứ nhất. Trong những năm 1889 – 1895, nhờ những hoạt động tích cực của Ph. Ăng ghen, Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân thế giới.

+ Sau khi Ph. Ăng-ghen mất (1895), những phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

+ V. I. Lê-nin – lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga đã kế tục xuất sắc sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng ghen. Ông đã tích cực đấu tranh chống lại những sai lầm của chủ nghĩa xét lại, chỉ ra tác hại của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân quốc tế. V. I. Lê-nin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ hai

Hình 7. Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày sự ra đời của giai cấp công nhân?

 

Hướng dẫn giải

- Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

=> Giai cấp công nhân ra đời. Giai cấp công nhân cùng với giai cấp tư sản, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

 

Bài 2: Nêu vai trò của C. Mác và Ph. Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

 

Hướng dẫn giải

- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.

- Trình bày được một số hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ. nghĩa xã hội khoa học.

- Trình bày được những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc. thành lập nhà nước kiểu mới - nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.

- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các đảng và các tổ chức cộng sản, ...).

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 48 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 1 trang 49 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 2 trang 49 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 50 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 51 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 51 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 51 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 51 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF