OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi


Để giúp các em tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và các vấn đề môi trường phát sinh trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi, HOC247 mời các em theo dõi nội dung chi tiết Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi Chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều. Chúc các em học vui và đạt được kết quả cao trong học tập nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi

- Có dạng khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bản đảo lớn, diện tích khoảng 30,3 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba trên thế giới

- Phần lục địa kéo dài từ khoảng 37°20’B đến 34°52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

- Ba mặt được bao bọc bởi các biển, đại dương, tiếp giáp lục địa Âu-Á qua biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, hai biển này được nối với nhau qua kênh đào Xuy-ê.

Hình 9.2. Bản đồ tự nhiên châu Phi

1.2. Đặc điểm thiên nhiên

Địa hình và khoáng sản

- Toàn bộ châu Phi được xem như một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên xen bồn địa thấp, có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Ở Bắc Phi có dãy núi trẻ At-lat, các đồng bằng ven biển Địa Trung Hải, phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra. Phần lớn Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000m. Các sơn nguyên cao tập trung ở phía đông, phần trung tâm là các bồn địa. Ở đây có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài, nhiều động đất và núi lửa.

- Có tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm, trữ lượng lớn: vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát, ...

Khí hậu

Hình 9.3. Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi

- Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.

  • Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C
  • Lượng mưa tương đối ít giảm dần từ xích đạo về phía hai chí tuyến
  • Hình thành những sa mạc lớn, lan ra sát biển, do chịu tác động của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình, các dòng biển nóng, lạnh ven bờ.

Sông, hồ

- Mạng lưới sông, hồ kém phát triển, phân bố không đều. Phần lớn các sông có nhiều thác ghềnh.

- Các sông lớn: sông Nin, sông Công- gô, ...

- Hồ có nguồn gốc kiến tạo, tập trung ở Đông Phi, các hồ có diên tích rộng và độ sâu lớn nên tích trữ được khối lượng nước ngọt phong phú.

Sinh vật

- Thực vật, động vật phong phú, đa dạng.

- Thực vật có keo, bao báp, cọ dầu, ...

- Động vật có hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, tê giác đen, ...

1.3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

- Hiện nay nhiều loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng: gấu núi, linh dương xanh, tê giác, báo đốm,…

- Việc săn bắn trộm, giết hại hàng loạt, buôn bán động vật hoang dã là một trong những vấn đề môi trường ở châu Phi.

Hình 9.4. Tê giác đen tại Vườn quốc gia Ka-ru-giơ ở Cộng hòa Nam Phi

Hình 9.5. Ngà voi bị buôn bán trái phép

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Kể tên một số động, thực vật nổi bật ở châu Phi?

Hướng dẫn giải

- Thực vật có keo, bao báp, cọ dầu, ...

- Động vật có hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, tê giác đen, ...

Câu 2: Hãy nêu những dẫn chứng thể hiện châu Phi là nơi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?

Hướng dẫn giải

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C

- Lượng mưa tương đối ít giảm dần từ xích đạo về phía hai chí tuyến

- Hình thành những sa mạc lớn, lan ra sát biển, do chịu tác động của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình, các dòng biển nóng, lạnh ven bờ.

ADMICRO

Luyện tập Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi. 

- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên và một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 3 Bài 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 3 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 115 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 115 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 115 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF