OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI


Để giúp các em tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á và một số thành tựu tiêu biểu trong thời gian từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, mời các em theo dõi nội dung Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI thuộc Chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức. Chúc các em học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Sự hình thành:

- Trên cơ sở các vương quốc phong kiến được hình thành ở giai đoạn trước, từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc này tiếp tục phát triển.

  • Ở lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ mở đầu cho sự hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
  • Ở lưu vực sông Chao-phray-a là sự hiện diện của Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.

Hình 1. Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (thuộc Mi-an-ma ngày nay)

  • Trên bán đảo Đông Dương, các vương quốc Đại Việt, Chăm-pa, Cam-pu-chia phát triển cường thịnh.
  • Vương quốc Sri Vi-giay-a trở thành quốc gia hùng mạnh trên đảo Xu-ma-tra.

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á, đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều vương quốc mới, như: Vương quốc Su-khô-thay-a; Vương quốc Lan Xang; Vương triều Mô-giô-pa-hít; Vương quốc Ma-lắc-ca; …

Hình 2. Lược đồ các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI)

- Sự phát triển

Nhờ sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước và hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển phát triển nền kinh tế ở các vương quốc này phát triển khá thịnh vượng

1.2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

a) Tín ngưỡng - tôn giáo

- Dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, như: Lan Xang, Cam-pu-chia, các vương quốc của người Thái, người Miến Điện thuộc Thái Lan, Mi-an-ma ngày nay, ...

- Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ XI – XIII.

Hình 3. Công viên lịch sử Su-khô-thay - trung tâm Phật giáo lớn nhất Thái Lan thế kỉ XIV

b) Chữ viết - Văn học

- Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái ra đời trên cơ sở chữ Phạn (Ấn Độ); chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV. Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán (Trung Quốc).

- Văn học dân gian và văn học viết phát triển mạnh với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như:

  • Tác phẩm Cuốn sách của các ông vua; trường ca Ne-ga-rắc Re-ta-ga-ma của cư dân in-đô-nê-xi-a.
  • Tác phẩm Truyện sử Mã Lai của cư dân Ma-lai-xi-a.

c) Kiến trúc, điêu khắc

- Kiến trúc - điêu khắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Nhiều công trình tiêu biểu như: đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom ở Campuchia; chùa Vàng ở Mi-an-ma, chùa vàng ở Thái Lan…

Hình 4. Toàn cảnh chùa Vàng (Mi-an-ma)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Viết tên quốc gia tương ứng với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng sau:

- Khu đền Ăng-co

- Chùa Vàng

Hướng dẫn giải

- Khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia)

- Chùa Vàng (Mi-an-ma), Chùa Vàng (Thái Lan)

Câu 2: Nêu một số tác phẩm nổi tiếng của nền văn học dân gian và văn học viết của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Hướng dẫn giải

Văn học dân gian và văn học viết phát triển mạnh với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như:

  • Tác phẩm Cuốn sách của các ông vua; trường ca Ne-ga-rắc Re-ta-ga-ma của cư dân in-đô-nê-xi-a.
  • Tác phẩm Truyện sử Mã Lai của cư dân Ma-lai-xi-a.
ADMICRO

Luyện tập Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X - đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đấu thế kỉ XVI

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 6 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi 1 trang 37 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 37 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 23 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 24 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 25 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 26 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 26 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 26 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF