OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên


Nội dung Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên giúp các em học sinh tìm hiểu về thực trạng, biện pháp khắc phục và kết quả thực hiện của một số vấn đề nổi bật liên quan đến môi trường ở châu Âu. Qua đó, giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh. HOC247 chúc các em học tốt và nắm vững kiến thức bài học nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vấn đề bảo vệ môi trường nước

- Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hằng ngày của người dân ...

- Để cải tạo và bảo vệ nguồn nước, các quốc gia châu Âu đã có nhiều giải pháp như: thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải, đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước, nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệt là hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển. Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch, ...

Hình 3.1. Một đoạn sông Rai-nơ chảy qua thị trấn Xanh Gô-hau-xen (Đức)

- Cuối năm 2019, châu Âu đã thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường không khí

- Châu Âu là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới. Sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và các phương tiện giao thông đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu và thải ra một lượng lớn khí thải làm cho môi trường không khí ở nhiều quốc gia trước đây bị ô nhiễm.

- Các quốc gia ở châu Âu đã áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí. Nhờ vậy, môi trường không khí đã được cải thiện. Hiện nay, việc đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo đang được các quốc gia châu Âu chú trọng nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí đốt, than

Hình 3.2. Một đoạn đường hầm năng lượng mặt trời nối liền Pa-ri (Pháp) và Am-xtec-đam (Hà Lan)

1.3. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng

Hình 3.3. Biểu đồ tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng của châu Âu giai đoạn 1990-2019

- Ở châu Âu, rừng không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường và sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hoá, lịch sử.

- Rừng giúp bảo vệ đất, giữ nguồn nước ngầm, điều hoà khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học,... Trên toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất được bao phủ bởi rừng. Tuy nhiên, hiện nay biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu như gây cháy rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và khả năng phát triển của cây rừng. Nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia cũng làm suy giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên.

Hình 3.4. Rừng trồng nhìn từ trên cao ở khu vực biên giới giữa Bắc Ai-xơ-len (Anh) và Cộng hòa Ai-xơ-len

- Châu Âu đã có nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Với mục tiêu mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng trong đó có điều luật cấm phá rừng; các chủ rừng phải đảm bảo rằng các khu rừng sau khi khai thác phải được tái sinh và trồng rừng mới theo kế hoạch.

- Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chỉ 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng. Ngoài ra, các quốc gia còn áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định các vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích".

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Để cải tạo và bảo vệ nguồn nước, các quốc gia châu Âu đã thực hiện những giải pháp nào?

Hướng dẫn giải

- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải

- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước

- Nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệt là hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển.

- Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch, ...

Câu 2: Những yếu tố, hiện tượng nào đang đe doạ đến diện tích rừng ở châu Âu?

Hướng dẫn giải

- Biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu như gây cháy rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và khả năng phát triển của cây rừng.

- Nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia cũng làm suy giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên.

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh trình bày được một vấn đề môi trường ở châu Âu.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 1 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 96 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 97 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 97 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 97 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF