OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)


HOC247 xin gửi đến quý thầy, cô và các bạn nội dung Bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527) xoay quanh chủ đề về lịch sử ra đời nhà Lê Sơ, một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục cũng như một số danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ. Hi vọng đây sẽ là một bài học hay và hữu ích với tất cả các em. Chúc các em học vui!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự thành lập nhà Lê Sơ

- Tháng 4 – 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long).

- Nhà Lê Sơ tiến hành nhiều chính sách nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Hình 20.1. Bia Vĩnh Lăng tại khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)

1.2. Tình hình chính trị

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Ở Trung ương: Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

- Ở địa phương:

  • Thời Lê Thánh Tông: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên.
  • Dưới đạo là: Phủ, huyện/ châu, xã.

Quân đội

- Tổ chức theo chế độ "Ngụ binh ư nông".

- Ban hành nhiều chính sách xây dung quân đội, có kỉ luật cao

- Quân đội đặt dưới sự chỉ huy tối cao nhà vua.

Luật pháp

- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành Quốc triều hình luật (Hồng Đức).

- Nội dung chính:

  • Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
  • Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
  • Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
  • Bảo vệ phụ nữ…

1.3. Tình hình kinh tế

Nông nghiệp

- Ban hành chế độ “quân điền” để chia lại ruộng đất cho nhân dân.

- Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp, như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Chú trọng công tác thủy lợi.

⇒ Nhờ những chính sách tích cực của nhà nước, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

Công thương nghiệp

- Thủ công nghiệp dân gian: có nhiều làng nghề nổi tiếng như Chu Đậu (Hải dương), Bát Tràng (Hà Nội).

- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..

Thương nghiệp

- Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

Hình 20.2. Tượng nữ quý tộc bằng gốm men nhiều màu thời Lê sơ từ lò gốm Chu Đậu (Hải Dương)

Hình 20.3. Tiền cổ thời Lê sơ (phát hiện năm 2018 tại Vĩnh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh)

1.4. Tình hình xã hội

- Tầng lớp trên của xã hội là: quý tộc, quan lại, địa chủ

- Tầng lớp bình dân: xuất thân từ nho sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Nông dân chiếm đại đa số, họ phải cày cấy ruộng công, nộp tô thuế và thực hiện nghĩa vụ lao dịch với nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng nô tì giảm dần.

1.5. Phát triển văn hóa, giáo dục

Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo:

  • Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
  • Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

- Văn học:

  • Văn học chữ Hán chiêm ưu thế với tác phẩm: Bình Ngô Đại cáo, Quân Trung từ mệnh tập.
  • Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập..

- Khoa học: có tác phẩm nổ tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học); Hồng đức bản đồ (Địa lí)…

- Nghệ thuật

  • Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng, ca hát…. được phục hồi và phát triển.
  • Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện : Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng,...

Giáo dục

- Chú trọng tuyển chọn nhân tài.

- Năm 1482, mở lại Quốc Tử Giám và các trường học.

- Năm 1442, mở khoa thi Hội đầu tiên lấy đỗ tiến sĩ.

- Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình.

- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

Hình 20.4. Đôi rồng đá ở bậc thềm điện Kính Thiên (khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội)

Hình 20.5. Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)

Hình 20.6. Bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

1.6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

Hình 20.7. Đền thờ Nguyễn Trãi (Hà Nội)

- Là bậc công thần hàng đầu nhà Lê sơ, danh nhân văn hóa thế giới.

- Có nhiều tác phẩm giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, ...

Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

- Là vị vua thứ tư nhà Lê sơ anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự và thơ văn.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập...

Ngô Sỹ Liên (Thế kỷ XV)

 

Hình 20.8. Đền thờ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội)

- Từng giữ chức Đô ngự sử dưới thời Lê sơ

- Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ XV.

- Tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.

Lương Thế Vinh ( 1442 - 1496)

 

Hình 20.9. Đền thờ Lương Thế Vinh (Nam Định)

-  Người đứng đầu Viện hàn lâm thời Lê Thánh Tông.

- Là người tài năng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt môn Toán học.

- Có nhiều công trình có giá trị như: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa, ...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Tổ chức theo chế độ "Ngụ binh ư nông".

- Ban hành nhiều chính sách xây dung quân đội, có kỉ luật cao

- Quân đội đặt dưới sự chỉ huy tối cao nhà vua.

Câu 2: Tình hình xã hội thời Lê Sơ có đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải

- Tầng lớp trên của xã hội là: quý tộc, quan lại, địa chủ

- Tầng lớp bình dân: xuất thân từ nho sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Nông dân chiếm đại đa số, họ phải cày cấy ruộng công, nộp tô thuế và thực hiện nghĩa vụ lao dịch với nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng nô tì giảm dần.

ADMICRO

Luyện tập Bài 20 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.

- Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.

- Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, giáo dục và một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 20 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 6 Bài 20 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 20 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 6 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 77 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2 trang 78 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3 trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 4 trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 5 trang 81 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 6 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 20 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF