OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 18: Châu Đại Dương


Bài 18: Châu Đại Dương mở đầu Chương 5 môn Lịch sử và Địa lí 7 Chương trình Kết nối tri thức do HOC247 biên soạn giúp các em tìm hiểu vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên của châu Đại Dương. Bên cạnh đó, các em còn được mở rộng kiến thức về dân cư, lịch sử, văn hóa và một số phương thức khai thác, sử dụng, bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a. Chúc các em học tốt và đạt được nhiều kết quả cao trong học tập!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại Dương

- Châu Đại Dương gồm có hai bộ phận:

  • Lục địa Ô-xtrây-li-a ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam; có dạng hình khối, diện tích gần 7,7 triệu km2, từ bắc xuống nam khoảng 3000 km, từ đông sang tây khoảng 4000 km.
  • Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, bao gồm 4 khu vực (Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di, Niu Di-len trải trên một không gian rất rộng trên đại dương và có số lượng đảo rất lớn nhưng hầu hết là các đảo nhỏ. Tổng diện tích các đảo chỉ hơn 1 triệu km2.

Hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương

1.2. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và khoáng sản

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có 3 khu vực địa hình và khoáng sản có đặc điểm khác nhau:

  • Phía tây là sơn nguyên, độ cao trung bình 500m, trên bề mặt là hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên, núi thấp, tập trung nhiều mỏ kim loại (sắt, đồng, vàng, ni-ken…)
  • Ở trung tâm là vùng đồng bằng, bồn địa, độ cao trung bình 200m, rất khô hạn, nhiều bãi đá, đồng bằng cát, thường hoang vắng, ít khoáng sản.
  • Phía Đông là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a độ cao trung bình 800 - 1000m, sườn đông dốc, sườn tây thoải, có nhiều khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).

- Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Ô-xtrây-li-a hầu hết là các đảo núi cao. Trên các đảo có nhiều loại khoáng sản: vàng, sắt, than đá, dầu mỏ, ... Các đảo và quản đảo nằm xa bờ đều là các đảo nhỏ, thấp, cấu tạo chủ yều bởi các đá núi lửa hoặc đá vôi san hô, rất nghèo khoáng sản.

Hình 2. Vườn quốc gia U-lu-ru, Ô-xtrây-li-a

b) Khí hậu

- Hầu hết lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng, tuy nhiên có sự thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây:

- Bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo, nhìn chung nóng ẩm và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình từ 1 000 - 1 500 mm/năm.

- Đại bộ phận lục địa có khí hậu nhiệt đới:

  • Sườn đông dãy Trường Sơn có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ. Lượng mưa trung bình từ 1 000 - 1 500 mm/năm.
  • Từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng sông lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt. Độ âm rất thấp, ít mưa. Mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh.

- Dải đất hẹp khu vực phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp. Lượng mưa dưới 1 000 mm/năm.

Hình 3. Lược đồ hướng gió và phân bố lượng mưa trung bình năm trên lục địa Ô-xtrây-li-a

c) Sinh vật

Giới sinh vật của Ô-xtrây-li-a tuy nghèo về thành phần nhưng rất đặc sắc và mang tính địa phương.

- Thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn.

- Động vật rất độc đáo, hơn 100 loài thú có túi. Các động vật mang tính biểu tượng quốc gia có gấu túi, thủ mỏ vịt, chuột túi, đà điểu Ô-xtrây-li-a.

a) Bạch đàn

b) Can-gu-ru

Hình 4. Một số loài sinh vật bản địa ở Ô-xtrây-li-a

1.3. Dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá của Ô-xtrây-li-a

a) Dân cư

- Số dân ít, mật độ dân số thấp

- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng duyên hải phía đông, nam, tây nam, các khu vực rộng lớn ở sơn nguyên phía tây và đồng bằng trung tâm hầu như không có người sinh sống.

- Mức độ đô thị hoá cao, tỉ lệ dân thành thị là 86% (năm 2020)

- Đây là đất nước của những người nhập cư đến từ mọi châu lục.

Hình 5. Lược đồ một số đô thị ở Ô-xtrây-li-a năm 2020

b) Một số vấn đề về lịch sử và văn hóa của Ô-xtrây-li-a

- Người bản địa đã sinh sống trên lục địa Ô-xtrây-li-a từ cách đây khoảng 10 000 năm. Cuối thế kỉ XVIII, thực dân Anh xâm chiếm Ô-xtrây-li-a. Từ năm 1901, Ô-xtrây-li-a trở thành nhà nước liên bang, độc lập trong khối Liên hiệp Anh.

- Ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá. Đây là đất nước có nền văn hoá độc đáo, đa dạng nhờ tồn tại cộng đồng dân cư đa sắc tộc (hơn 160 sắc tộc cùng sinh sống). Ở đây có sự dung hòa giữa nhiều nét văn hoá khác nhau trên thế giới với văn hoá bản địa. Bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, còn có hơn 300 loại ngôn ngữ khác được sử dụng trong giao tiếp (tiêu biểu là tiếng Hoa, tiếng I-ta-li-a, tiếng A-rập, tiếng Hy Lạp, các ngôn ngữ bản địa,...).

1.4. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Hình 6. Chăn thả cừu ở bang Vic-to-ri-a

- Dựa vào vùng đồng cỏ rộng lớn trong điều kiện khí hậu khô hạn, người dân ở đây tập trung phát triển chăn nuôi gia súc. Hình thức chủ yếu là chăn thả và trang trại. 

- Hình thành một số trang trại trồng trọt như lúa mì, nho, cam, ...

- Công nghiệp chế biến khá phát triển để xử lí các nông sản và xuất khẩu.

- Việc khai thác khoáng sản được tiến hành từ sớm. Ô-xtrây-li-a hiện là nước xuất khẩu nhiều khoáng sản. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này đã giảm.

- Du lịch Ô-xtrây-li-a phát triển bậc nhất thế giới do có tiềm năng lớn.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu sự khác biệt của khí hậu từ đông sang tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a?

Hướng dẫn giải:

- Sườn đông dãy Trường Sơn có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ. Lượng mưa trung bình từ 1 000 - 1 500 mm/năm.

- Từ sườn tây dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng sông lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt. Độ âm rất thấp, ít mưa. Mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh.

Bài tập 2: Lục địa Ô-xtrây-li-a có mấy khu vực địa hình? Nêu đặc điểm từng khu vực địa hình đó?

Hướng dẫn giải:

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có 3 khu vực địa hình:

  • Phía tây là sơn nguyên, độ cao trung bình 500m, trên bề mặt là hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên, núi thấp.
  • Ở trung tâm là vùng đồng bằng, bồn địa, độ cao trung bình 200m, rất khô hạn, nhiều bãi đá, đồng bằng cát.
  • Phía Đông là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a độ cao trung bình 800 - 1000m, sườn đông dốc, sườn tây thoải.
ADMICRO

Luyện tập Bài 18 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản của châu Đại Dương.

- Phân tích được đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên, sinh vật ở Ô-xtrây-li-a.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Ô-xtrây-li-a.

- Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 18 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 18 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 157 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 158 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 158 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2c trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3a trang 160 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3b trang 161 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 161 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 161 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 161 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 18 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF