OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)


Nội dung Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) Chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức do HOC247 biên soạn cụ thể và chi tiết nhằm hướng dẫn các em tìm hiểu về sự thành lập, tình hình kinh tế, xã hội, các thành tựu văn hóa, giáo dục cũng như một số danh nhân nổi tiếng thời Lê sơ. Chúc các em có được nhiều kiến thức bổ ích và đạt kết quả cao trong học tập!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ

Hình 1. Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga - Bảo vật quốc gia (trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam)

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay).

⇒ Nhà Lê sơ chính thức được thành lập.

- Bộ máy nhà nước mới được xây dựng và từng bước hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

Hình 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ

- Triều Lê sơ chú trọng xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục thi hành chính sách "ngụ binh ư nông”, hoàn thiện pháp luật với việc ban hành bộ Quốc Triều hình luật (Luật Hồng Đức) có nhiều điểm tiến bộ.

Hình 3. Lược đồ Đại Việt thời Lê Thánh Tông với 13 đạo thừa tuyên

1.2. Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước:

  • Đặt ra các quan chuyên trách như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ, ...
  • Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền
  • Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã
  • Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi, ...

⇒ Nông nghiệp được phục hồi, phát triển; đời sống của người dân được cải thiện

- Thủ công nghiệp: Nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống như: dệt lụa, làm gốm, … phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp, như: làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), gốm Bát Tràng (Hà Nội)…

Hình 4. Bình gốm sản xuất ở Chu Đậu năm 1450 (được trưng bày tại Bảo tàng Top-ka-pi - Thổ Nhĩ Kỳ)

- Thương nghiệp:

  • Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước.
  • Hoạt động buôn bán với nước ngoài được duy trì, thông qua các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kì, ... Các sản phẩm như tơ lụa, gốm sứ, lâm thổ sản, ... được ưa chuộng.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội có sự phân hóa thành nhiều tầng lớp khác biệt:

  • Tầng lớp quý tộc gồm vua, quan lại có nhiều đặc quyền đặc lợi.
  • Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, họ nhận ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ và nộp tô cho địa chủ.
  • Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông nhưng không được coi trọng.
  • Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, có xu hướng giảm.

- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.

1.3. Phát triển văn hóa - giáo dục

- Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo chiếm vị thế độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

- Văn học:

  • Văn học chữ Hán phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, ...
  • Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng với các tác phẩm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, ...

- Sử học: có nhiều bộ sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, …

- Địa lí: có các tập Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ, …

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp, ...

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu, ...

- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh (Thanh Hóa).

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, gốm sứ tinh xảo, điêu luyện.

- Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển.

Hình 5. Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) (nhìn từ trên cao)

- Giáo dục

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học. 

- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. 

- Nhà nước tổ chức nhiều khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để vinh danh những người đỗ đạt.

Hình 6. Bia Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam (di vật tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám)

1.4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu

a) Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, ...

b) Lê Thánh Tông

- Ông không những là một vị hoàng đế anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta.

- Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

c) Ngô Sĩ Liên

- Ngô Sĩ Liên đỗ tiến sĩ năm 1442, ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta và cũng là người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư.

d) Lương Thế Vinh

- Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 1463. Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Hội Tao Đàn do ai sáng lập? Việc thành lập Hội Tao Đàn có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn giải

Hội Tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập.

Việc thành lập Hội Tao Đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.

Câu 2: Chế độ ngụ binh ư nông mang lại hiệu quả như thế nào cho nhà Lê?

Hướng dẫn giải

Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy đông chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:

- Đảm bảo một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

- Cung cấp lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội khi một lực lượng lớn đã được cho về quê sản xuất

ADMICRO

Luyện tập Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.

- Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.

- Giới thiệu được sự phát triển văn hóa, giáo dục và một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 17 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi 1 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 86 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 86 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 87 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 87 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 4 trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF