OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)


Để giúp các em nắm được những điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc, tổ chức cuộc chiến và cách kết thúc cuộc chiến chống Tống trong giai đoạn 1075-1077, mời các em theo dõi nội dung Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Chúc các em có được nhiều kiến thức bổ ích và đạt được kết quả cao trong học tập!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)

- Giữa thế kỉ XI, vua Tống lại âm mưu đưa quân xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, triều đình nhà Lý đã cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến; chủ động tiến hành các biện pháp đối phó như làm thất bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa, ...

Hình 1. Khu di tích Lý Thường Kiệt (Bắc Ninh)

- Tháng 10 - 1075, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm 2 đạo tiến sang đất Tống, chủ động thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ".

Hình 2. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (1075)

- Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu, tiêu hủy kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.

1.2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)

a) Chuẩn bị kháng chiến

b) Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Diễn biến

Năm 1077, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào xâm lược Đại Việt.

Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy vượt qua biên giới vùng Đông Bắc nước ta. Trên đường tiến vào Thăng Long, chúng đã bị chặn đứng trước phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Quân thuỷ do Hòa Mâu chỉ huy tiến vào vùng ven biển Đông Bắc, nhưng bị chặn đánh liên tiếp nên không thể tiến sâu vào nội địa để hỗ trợ cho quân bộ. Quách Quỳ nhiều lần cho quân tìm cách vượt sông Như Nguyệt nhưng đều bị đẩy lùi về phía bờ Bắc. Cuối Xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt quyết định mở cuộc tần công lớn. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt. sông Như Nguyệt, đánh thẳng vào doanh trại quân Tống.

- Kết quả

Quân giặc thua to, “mười phần chết đến năm, sáu" và lâm vào tình thề hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị “giảng hòa” thực chất là cho quân Tống một lối thoát. Quách Quỳ chấp nhận ngay và vội vã rút quân về nước.

Hình 3. Lược đồ trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077

- Ý nghĩa

  • Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu ý nghĩa và tác dụng to lớn trong việc Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh với quân Tống?

Hướng dẫn giải

- Giữ vững nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.

- Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho cả Đại Việt và Tống, đồng thời cho thấy thiện chí hòa bình của nhân dân Đại Việt.

- Duy trì được quan hệ bang giao giữa Đại Việt và nhà Tống.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)?

Hướng dẫn giải

- Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

- Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Nắm được kế hoạch đánh giặc, tổ chức cuộc chiến đấu, cách kết thúc cuộc chiến của cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077).

- Hiểu được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077).

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 12 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 12 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 59 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 60 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 40 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 41 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF