OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi


HOC247 mời các em theo dõi nội dung Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi giúp các em tìm hiểu về vấn đề dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi. Qua đó, giúp các em hiểu hơn về lịch sử ra đời của một số di sản có giá trị của châu Phi từ xa xưa. Chúc các em học vui!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số vấn đề dân cư, xã hội

a) Tỉ lệ dân số tự nhiên tăng

- Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi cao hơn nhiều so với thế giới.

- Giai đoạn 2015 - 2020, trong khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thế giới giảm thì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn tăng => tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn cao nhất thế giới với 2,54%.

⇒ Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường, ....

TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA THẾ GIỚI VÀ CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 1950 - 2020 (%)

Khu vực 1950 - 1955 1970 - 1975 1990 - 1995 2015 - 2020
Thế giới 1,78 1,95 1,51 1,09
Châu Phi 2,13 2,73 2,62 2,54

b) Nạn đói

- Mỗi năm, có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe doạ; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị.... Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

c) Xung đột quân sự

- Xung đột quân sự (còn gọi là xung đột vũ trang) là một vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi. Xung đột xảy ra do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, do cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước,... ở một số khu vực của châu Phi.

- Hậu quả của các cuộc xung đột quân sự thường rất nghiêm trọng, dẫn đến thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đền môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... đồng thời, tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

1.2. Di sản lịch sử châu Phi

- Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người. Vào khoảng 3 000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin rực rỡ. Nền văn minh này đề lại nhiều di sản lịch sử có giá trị như phát minh ra chữ viết tượng hình, phép tính diện tích các hình, giấy pa-pi-rút và nhiều công trình kiến trúc nổi tiềng còn lưu giữ đến ngày nay, tiêu biểu là các kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ai Cập.

Hình. Quần thể kim tự tháp Gi-da (Ai Cập)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở đâu?

Hướng dẫn giải:

- Dân cư châu Phi phân bố không đều. Hầu hết dân cư tập trung đông và rất đông ở vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin.

Bài tập 2: Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là gì?

Hướng dẫn giải:

- Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, nạn đói và sự can thiệt của nước ngoài.

Bài tập 3. Tại sao các đô thị và dân cư ở châu Phi phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển?

Hướng dẫn giải:

Nguyên nhân chủ yếu các đô thị và dân cư phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển là do, các vùng ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đặc biệt là hạ lưu các con sông với các vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ là nền văn minh lúa nước lâu đời nhất trên thế giới. Đặc biệt là hạ lưu sông Nin.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh trình bày được một trong những vấn đế nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi (ví dụ: vấn đề nạn đói, vấn đề xung đột quân sự, ...).

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 133 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 133 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1c trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 10 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF