OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu


Mở đầu Phần Lịch sử bộ môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều, HOC247 giới thiệu đến các em nội dung Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. Qua nội dung bài học này, giúp các em tìm hiểu kiến thức xoay quanh về quá trình hình thành và phát triển xã hội phong kiến ở Tây Âu. Mời quý thầy, cô và các em theo dõi nội dung bài học bên dưới.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Đế quốc La Mã bị lật đổ, người Giéc-man lập nên các vương quốc mới của họ vào năm 476.

- Người Giéc-man chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã trước đây. Tầng lớp thủ lĩnh quân sự được chia nhiều ruộng đất và phong tước, từng bước hình thành tầng lớp quý tộc quân sự.

- Người Giéc-man từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Thiên Chúa giáo, xây dựng nhà thờ.

- Tầng lớp tăng lữ từng bước hình thành. Quý tộc quân sự và tăng lữ trở thành tầng lớp giàu có và nhiều quyền lực. Nô lệ được giải phóng và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa.

Hình 1.1. Lâu đài A-răn-đen (Anh)

Lược đồ 1. Các vương quốc ở Tây Âu (thế kỉ V - VI)

1.2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu

- Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

- Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như: dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, ...

- Nền kinh tế mang tính chất: tự cấp, tự túc; nông nô chỉ mua muối và sắt; ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

Hình 1.2. Khuôn viên một lãnh địa phong kiến ở Tây Âu (tranh vẽ)

- Cư dân trong lãnh địa gồm gia đình lãnh chúa và nông nô.

- Các lãnh chúa không phải lao động; sống xa hoa trong lâu đài.

- Nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô. Mức tô rất nặng. Ngoài ra họ còn phải đóng nhiều loại thuế, như: thuế đường, thuế cầu, thuế cưới xin, ...

Hình 1.3. Nông nô nộp tô cho lãnh chúa (tranh vẽ)

1.3. Thành thị Tây Âu thời trung đại

- Xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa gắn liền với hoạt động sản xuất của thợ thủ công và buôn bán thương nhân.

- Kinh tế chủ đạo ở các thành thị là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Thành thị góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

Hình 1.4. Một góc Bru-ge (Vương quốc Bỉ) - thành thị nổi tiếng ở Tây Âu trong các thế kỉ XII - XV

1.4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

- Thiên Chúa giáo do chúa Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-su-sa-lem hiện nay)

- Sự hình thành Thiên chúa giáo là sự kế thừa giáo lý cơ bản và tín đồ của đạo Do Thái.

- Khi mới ra đời, tuy được người dân tin theo, nhưng Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cản. Đến thời trung đại, Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến.

Từ đó, Giáo hội Thiên Chúa giáo trở thành một thế lực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất lớn ở Tây Âu.

Hình 1.5. Chúa Giê-su giáng sinh trên máng cỏ trong hang đá (tranh vẽ)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy mô tả đời sống của nông nô trong lãnh chúa?

Hướng dẫn giải

- Nông nô có gia đình, nhà cửa và tài sản riêng.

- Họ thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô. Mức tô rất nặng, có khi lên tới một nửa số sản phẩm thu được.

- Ngoài ra họ còn phải đóng nhiều loại thuế, như: thuế đường, thuế cầu, thuế cưới xin, ...

Câu 2: Thiên Chúa giáo do ai sáng lập, được hình thành ở đâu và vào thời gian nào?

Hướng dẫn giải

Thiên Chúa giáo do Giê-su sáng lập

- Thời gian: thế kỉ I

- Địa điểm: Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem hiện nay)

- Sự hình thành của Thiên Chúa giáo có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.

ADMICRO

Luyện tập Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Kế lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 1 Bài 1 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 6 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2 trang 7 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 4 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 1 Lịch sử và Địa lí 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF