OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 17: Sông và hồ


HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh và quý thầy cô tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 17: Sông và hồ SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết bám sát chương trình SGK. Hi vọng tài liệu giúp ích cho các em học sinh. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sông và lưu lượng nước của sông

1.1.1. Các bộ phận của dòng sông

- Sông là dòng nước chảy tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Hầu hết các dòng sông chảy ra biển. Nơi giáp biển được gọi là cửa sông. Ở thượng nguồn sông thường có nhiều phụ lưu.

- Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông. Ở hạ nguồn có nhiều dòng chảy tách ra từ dòng sông chính gọi là chỉ lưu.

- Nước sông được cung cấp chủ yếu từ nước mưa, băng tuyết tan, nước ngầm...

1.1.2. Lưu lượng nước sông

- Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/S.

- Trong năm, lưu lượng nước sông thường không đều giữa các tháng. Vào mùa mưa nguồn cấp nước cho sông chính là nước mưa.

1.2. Hồ

- Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển. Có những hồ rất lớn như bồ Bai-can (Baikal) ở Liên bang Nga.

- Phần lớn hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên một số ít hồ chứa nước mặn. Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

1.3. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

- Những dòng sông, hồ lớn thường bao phủ một không gian rộng lớn, nước hồ được sử dụng chung cho nhiều cộng đồng dân cư, với nhiều mục đích khác nhau.

- Cần sử dụng nước sông, hồ theo hướng tổng hợp rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Sông và lưu lượng nước của sông

Câu 1

Dựa vào thông tin trong bài và hình 17.1, em hãy mô tả các bộ phận chính của một con sông.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.1

Hướng dẫn giải:

Các bộ phận chính của một dòng sông gồm:

- Cửa sông: nơi tiếp giáp với biển

- Sông chính: dẫn nước.

- Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông

- Chi lưu là nơi có nhiều dòng chảy tách ra từ dòng sông chính, làm nhiệm vụ cung cấp nước cho dòng sông chính.

Câu 2

Dựa vào thông tin trong bài và bảng 17.1, em hãy:

- Cho biết mùa lũ của sông Gianh vào những tháng nào?

- Cho biết những tháng nào có lượng mưa lớn nhất?

- Rút ra mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông.

Bảng 17.1. Lưu lượng nước và lượng mưa trung bình tháng tại trạm Đồng Tâm (sông Gianh, tỉnh Quảng Bình)

Phương pháp giải:

Quan sát bảng 17.1

Hướng dẫn giải:

- Mùa lũ của sông Gianh vào các tháng 9, 10 và 11.

- Tháng có lượng mưa nhiều nhất là 9,10, 11.

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông: chế độ mùa lũ của sông phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mưa. Nguồn nước đổ vào các sông tăng là do mưa cung cấp. Lượng mưa càng lớn, lượng nước sông càng nhiều. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong một khoảng thời gian không dài rất dễ gây ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở ở ven sông.

2.2. Hồ

Dựa vào thông tin trong bài và hình 17,4, em hãy:

- Kể những mục đích sử dụng nước sông hồ.

- Cho biết nước sông, hồ có thể cùng sử dụng cho nhiều mục đích được không?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung bảng 17.1

Hướng dẫn giải:

Sông hồ có nhiều mục đích sử dụng khác nhau:

- Sinh hoạt của người dân.

- Nông nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: tưới tiêu ruộng lúa, vườn cây, nuôi tôm, cá

- Phát triển thủy điện.

- Giao thông vận tải đường sông, hồ.

- Du lịch, giải trí, thể thao.

=> Nước sông hồ có thể cùng lúc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ phát triển kinh tế cho đến các loại hình hoạt động dân cư.

2.3. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1.

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn

ADMICRO

Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

+ Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn.
+ Mô tả được mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.
+ Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
    • B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
    • C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
    • D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm
    • A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
    • B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
    • C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
    • D. Các con sông đổ nước vào con sông chính
    • A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
    • B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
    • C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
    • D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 172 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 172 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 57 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 57 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 58 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 58 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 7 trang 58 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 17: Sông và hồ

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF