OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà SGK Chân trời sáng tạo, được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập với phần lí thuyết và bài tập bám sát chương trình. Hi vọng tài liệu giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thủy quyển, thành phần chủ yếu của thủy quyển

- Trên bề mặt Trái Đất, đại dương chiếm gần 3/4 diện tích, trong khi đó lục địa chiếm trên 1/4 diện tích. Nước trên Trái Đất không chỉ có ở đại dương. Nước có ở khắp nơi tạo thành một lớp bao quanh Trái Đất.

-  Lớp nước bao phủ Trái Đất được gọi là thủy quyển, bao gồm: Nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa (sông, hồ, băng tuyết, nước ngầm...) và hơi nước trong khí quyển.

1.2. Vòng tuần hoàn nước.

- Nước luôn chuyển động trên Trái Đất theo những chu trình khép kín gọi là vòng tuần hoàn nước.

- Vòng tuần hoàn nước gồm: Vòng tuần hoàn lớn (3 giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi và dòng chảy hoặc 4 giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, thấm, và dòng chảy) và vòng tuần hoàn nhỏ ( 2 giai đoạn: Bốc hơi và nước rơi).

1.3. Nước ngầm và băng hà

- Nước ngầm là nước nằm dưới bề mặt đất do nước mưa, băng tuyết tan và sông hồ thấm vào mặt đất mà thành.

- Nước ngầm là nguồn cung cấp nước cho sông, hồ. Nước ngầm chiếm 30% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất. Phân bố ở khắp nơi, là nguồn nước ngọt quan trọng cho thế giới.

- Sử dụng nguồn nước ngầm theo hướng phát triển bền vừng đang là vấn đề cần sự quan tâm của toàn nhân loại.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Thủy quyển, thành phần chủ yếu của thủy quyển

Câu 1

Dựa vào hình 16.1, em hãy so sánh:

- Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở bán cầu Bắc.

- Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở bán cầu Nam.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.1

Hướng dẫn giải:

- Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở bán cầu Bắc là: lục địa – 39,4%, đại dương – 50,6%

- Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở bán cầu Nam là: lục địa – 19,0%, đại dương – 81,05%

Câu 2

Quan sát hình 16.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy cho biết nước có ở đâu trên Trái Đất?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.2

Hướng dẫn giải:

Nước có ở băng tuyết trên đỉnh núi, mây, hồ, sông, đại dương dòng chảy ngầm, hơi nước trong khí quyển.

2.2. Vòng tuần hoàn nước

Quan sát hình 16.3 và đọc thông tin trong bài, em hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.3

Hướng dẫn giải:

Vòng tuần hoàn lớn của nước:

- Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, đại dương dưới tác động của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây. Mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa. Một phần mưa bay hơi ngay và trở lại khí quyển, phần còn lại rơi xuống biển trở thành nước mặt hoặc ngấm vào đất thành nước ngầm, ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Nước ngấm và đọng lại về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi,...

2.3. Nước ngầm và băng hà

Câu 1

Quan sát hình 16.4 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

- So sánh tỉ lệ giữa nước mặn và nước ngọt trên Trái Đất.

- Cho biết tỉ lệ nước ngầm trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất.

- Nêu tầm quan trọng của nước ngầm.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.4

Hướng dẫn giải:

- Tỉ lệ nước mặn chiếm phần trăm gần như tuyệt đối lên tới 97,5 % trong khi nước ngọt chỉ chiếm 2,55%

- Tỉ lệ nước ngầm chiếm 30,1 % trong tổng lượng nươc ngọt trên trái đất thấp hơn tỉ lệ lượng nước trên đỉnh núi băng và sông băng ( 68,7%) là 38,6%.

- Tầm quan trọng của nước ngầm: cung cấp nguồn nước cho sông hồ,  nước cho sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, là nguồn nước ngọt quan trọng cho toàn thế giới.

Câu 2

Quan sát hình 16.4, 16.5 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên những nơi có băng hà.

- Xác định tỉ lệ băng hà trong tổng lượn nước ngọt trên Trái Đất.

- Nêu tầm quan trọng của băng.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.4 và 16.5

Hướng dẫn giải:

- Tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất chiếm tới 68,9%

- Nêu tầm quan trọng của băng hà: 

  +Là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở miền ôn đới hay các con sông bắt nguồn từ núi cao

  +Là nguồn dự trữ, cung cấp nước ngọt và nguồn thủy năng.

ADMICRO

Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

+ Kể được tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
+ Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.
+ Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.
    • B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
    • C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
    • D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
    • A. Lượng hơi nước
    • B. Rất ít hơi nước
    • C. Nhiều hơi nước
    • D. Hơi nước
    • A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
    • B. Do mưa rơi xuyên qua không khí
    • C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
    • D. Do không khí chứa nhiều mây

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 169 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 169 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 169 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 51 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 52 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 54 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF