OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 18: Biển và đại dương


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 18: Biển và đại dương SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em với nội dung đầy đủ và chi tiết, giúp các em học sinh lớp 6 tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức. 

 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các đại dương trên Trái Đất

- Với tổng diện tích 361,3 triệu km2, đại dương chiếm 71% tổng diện tích Trái Đất.

- Biển là một bộ phận có những đặc điểm riêng (về độ muối, nhiệt độ trung bình của Biển Đông là 27,3oC, biển Nhật Bản là khoảng 15oC... )

1.2. Nhiệt độ, độ muối của biển và đại dương

- Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương vào khoảng 17oC. Tuy nhiên, nhiệt đọ sẽ thay đổi phụ  thuộc vào vị trí địa lí và điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác.

- Độ muối trung bình của nướg có ba sic biển và đại dương là 35%. Độ muối của nước biển và đại dương là do nước sông hòa tan các loại muối từ trong lục địa đưa ra. Độ muối khác nhau do nguồn nước sông chảy vào và độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau. Độ muối của biển và đại dương có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.

1.3. Sự vận động của nước biển và đại dương

- Nước biển và đại dương có ba sự vận động  là : Sóng, thủy triều và dòng biển.

1.3.1. Sóng

- Mặt biển không bao giờ yên tĩnh. Nước luôn luôn nhấp nhô, dao động gọi là sóng.

- Ta thấy sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nhưng thực ra , nước không chuyển động theo chiều ngang mà chỉ dao động tại chỗ. Nguyên nhân sinh ra sóng biển chú yếu là do gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn và ngược lại.


1.3.2. Thủy triều

- Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa, đó là hiện tượng thủy triều.

- Thủy triều có sức hút chặt chẽ với sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất. Nhờ có sức hút của Mặt Trời và Mặt trăng mà nước trong các biển và đại dương có sự vận động lên, xuống tạo ra thủy triều.

1.3.3. Dòng biển

- Nếu lục địa có những dòng sông thì trong các biển và đại dương có những dòng biển hay hải lưu. Dựa vào nhiệt độ mà người ta chia thành dòng biển nóng hay dòng biển lạnh.

- Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khishaauj của những khu vực ven biển. Ngoài ra nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh có nguồn hải sản rất phong phú.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Các đại dương trên Trái Đất

Dựa vào hình 18.1.

Kể tên các đại dương trên thế giới.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 18.1

Hướng dẫn giải:

Các đại dương trên thế giới bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

2.2. Nhiệt độ, độ muối của biển và đại dương

Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.1, em hãy:

- Cho biết sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

- Giải thích tại sao có sự khác biệt như vậy?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 18.1, kết hợp nội dung kiến thức SGK

Hướng dẫn giải:

Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới

- Độ muối ở vùng biển nhiệt đới cao nhất và cao hơn độ muối ở vùng biển ôn đới.

- Nhiệt độ trung bình ở vùng biển nhiệt đới rơi vào khoảng 27,30C, vùng biển ôn đới khoảng 150C vùng biển hàn đới nhiệt độ chỉ còn khoảng 50C.

=> Độ muối của biển và đại dương có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.

2.3. Sự vận động của nước biển và đại dương

Câu 1

Dựa vào thông tin trong bài và hình 18.2, em hãy trình bày khái niệm sóng biển và sóng thần. Cho biết nguyên nhân hình thành hai loại sóng này.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong bài và hình 18.2

Hướng dẫn giải:

- Sóng biển là sự dao động của các phân tử nước theo chiều thẳng đứng và nguyên nhân sinh ra sóng là do gió.

- Sóng thần là loại sóng cao vài chục mét, gây nhiều hậu thiệt hại trọng cho cả về người và của. Nguyên nhân gây ra sóng thần là do hoạt động của núi lửa hoạt động ngầm dưới đáy biển mà hình thành.

Câu 2

Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.3, em hãy:

- Trình bày khái niệm về hiện tượng thủy triều.

- Cho biết thế nào là triều cường? Thế nào là triều kém?

- Xác định thời điểm xảy ra triều cường và thời điểm xảy ra triều kém.

Hình 18.3. Vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất vào các ngày triều cường và triều kém

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.3

Hướng dẫn giải:

- Hiện tượng thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa.

- Triều cường là lúc dao động của thủy triều lên cao nhất.

- Triều kém là hiện tượng thủy triều có dao động nhỏ nhất.

- Triều cường xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau. Triều kém xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc.

Câu 3

Dựa vào hình 18.4 và kiến thức đã học, em hãy kể tên các dòng biển trong đại dương. Cho biết hướng chảy của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 18.4

Hướng dẫn giải:

- Các dòng biển trong đại dương:

 + Dòng biển nóng: Nam xích đạo, Bắc Thái Bình Dương, A-lax-ca, Gơn-xto-rim, Bắc Đại Tây Dương, Ghi-nê, Guy-an, Bra-xin, Mô-dăm-bích, Cư-rô-si-ô, Bắc xích đạo, dòng đông Ô-xtray-li-a.

 + Dòng biển lạnh: Dòng Tây O-xtray-li-a, Xô-ma-li, Ca-li-pho-ri-a, Ca-na-ri

- Hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh:

  + Dòng biển nóng chảy từ xích đạo về hướng các cực.

  + Dòng biển lạnh chuyển động từ 400B hoặc Nam về vùng xích đạo.

ADMICRO

Luyện tập

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

+ Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.
+ nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
+ Trình bày được các hiện tượng sông, thủy triều, dòng biển.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 176 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 176 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 176 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 59 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 60 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 60 Sách bài tập Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 18: Biển và đại dương

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF