OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 9 Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh


Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh bài học: Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh giúp các em tìm hiểu về sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn như như thế nào? Tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc ra đời và hoạt động như thế nào? Cho tới nay những lợi ích mà Liên Hợp Quốc đem lại cho toàn thế giới ra sao? Ngoài ra sau khi trật tự thế giới được hình thành thì quá trình diễn ra chiến tranh lạnh Xô - Mỹ diễn ra như thế nào? Tất cả các vấn đề đó sẽ được giải quyết trong bài học này. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự hình thành trật tự thế giới mới

  • Trật tự hai cực I-an-ta do Xô và Mỹ đứng đầu
  • Hoàn cảnh: vào giai đọan cuối của chiến trnah thế giới thứ hai, ba cường quốc Xô-Mỹ- Anh họp Hội nghị cấp cao ở I-an-ta (Liên Xô) từ 4 đến 11-2-1945, để giải quyết những vấn đề sau chiến tranh.
  • Những quyết định của Hội Nghị (nội dung):
    • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.và nhanh chóng kết thúc chiến tranh
    • Việc tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh, và thành lập Liên Hiệp Quốc.
    • Thỏa thuận việc đóng quân ở các nước Phát xít bại trận và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận.
    • Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức, Đông Béc-lin, Đông Âu, Bắc Triều Tiên chiếm lại nam đảo Xa-kha-lin.
    • Mỹ –Anh chiếm đóng và kiểm soát Tây Đức, Tây Béc-lin và Tây Âu
    • Mỹ kiểm soát Nam Triều Tiên.
    • Trả lại cho Trung Quốc: Đài Loan và Mãn Châu.
    • Công nhận độc lập của Mông Cổ.
    • Phương Tây kiểm soát Đông Nam Á và Nam Á.
  • Tác động: sự hình thành trật tự thế giới hai cực Xô và Mỹ (trật tự hai cực Ian ta); sự ra đời của tổ chức Liên Hiệp Quốc, tình trạng “Chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe

1.2. Sự thành lập Liên Hiệp Quốc

  • 24-10-1945 Liên Hiệp Quốc thành lập, trụ sở đặt tại New York
  • Nhiệm vụ:
    • Duy trì, hòa bình và an ninh thế giới.
    • Phát triển hữu nghị hợp tác giữa các nước trên cơ sở bình đẳng giữa các quốc gia.
    • Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo
    • Việc làm của Liên Hiệp Quốc:duy trì hòa bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế văn hóa.
  • Mối liên hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc:
    • 9 –1977 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc UNO
  • Các tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động tại Việt Nam:
    • UNICEF: Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc.
    • UNESCO: Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục Liên Hợp Quốc.
    • WHO: Tổ chức Y tế thế giới.
    • FAO: Tổ chức Lương – Nông.
    • IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
    • ILO:  Lao động quốc tế.
    • PU:  Bưu chính.
    • ICAO: Hàng không
    • IMO:  Hàng hải.
    • IAEA: Năng lượng nguyên tử
  • Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

1.3. Chiến tranh lạnh: Xô – Mỹ đối đầu- Chiến tranh lạnh

  • Chiến tranh lạnh:là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  •  Thực hiện:Mỹ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang; thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc; tiến hành chiến tranh xâm lược.
  • Hậu quả: thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh mới.

1.4. Thế giới sau “chiến tranh lạnh”

  • Sau 4 thập niên chạy đua vũ trang, 12-1989 Tổng thống Mỹ Bu-sơ (cha) và Gooc-ba- chop tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh “
  • Xu hướng sau:
    • Một là hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
    • Hai là sự tan rã của trật tự 2 cực I-an-ta, thế giới tiến tới một trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm. Mỹ-đơn cực.
    • Ba là dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm ( EU,ASEAN).
    • Bốn là ở nhiều khu vực xảy ra nhiều xung đột quân sự hay nội chiến
    • Xu thế chung là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
  • Chủ trương của Đảng:
    • Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
    • Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
    • Tăng cường quốc phòng, an ninh.
    • Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
    • Đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác.   
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:  

  • Sự hình thành trật tự thế giới 2 cực Ianta
  • Sự thành lập Liên Hợp Quốc
  • Chiến tranh lạnh tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 45 SGK Lịch sử 9 Bài 11

Bài tập Thảo luận 1 trang 46 SGK Lịch sử 9 Bài 11

Bài tập Thảo luận 2 trang 46 SGK Lịch sử 9 Bài 11

Bài tập Thảo luận 3 trang 46 SGK Lịch sử 9 Bài 11

Bài tập 1 trang 47 SGK Lịch sử 9

Bài tập 2 trang 47 SGK Lịch sử 9

Bài tập 1.1 trang 38 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 38 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 38 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 38 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 38 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.6 trang 38 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.7 trang 38 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 2 trang 40 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 40 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 40 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 40 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 6 trang 41 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 11 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 9 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

OFF