OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918


Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân củ tư sản, có một số người muốn dựa vào Nhật Bản. Nhật Bản được xem là nước cùng màu da cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản Châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (năm 1905) nên có thể nhờ cậy được Để thực hiện ý chí trên, các nhà yêu nước lập ra hội Duy Tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập. Mời các em tìm hiểu bài học này: Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông Du (1905-1909)

  • Đón nhận con đường cứu nước theo hướng dân chủ tư sản của cụ Phan Bội Châu
  • Nước Nhật cùng màu da, cùng văn hóa Hán học.
  • Đi theo con đường tư bản Châu Au đã giàu mạnh.
  • Đánh thắng đế quốc Nga.
  • Năm 1904 Phan Bội Châu lập Hội Duy Tân với chủ trương: đánh Pháp lập nước Việt Nam độc lập theo hướng dân chủ tư sản
  • Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đánh Pháp,đưa người sang Nhật học đó là phong trào Đông Du ( 200 người )
  • 9-1908 Pháp- Nhật cấu kết trục xuất người Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật.
  • Hội Duy Tân ngừng hoạt động, phong trào Đông Du tan rã
  • Tác động: khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc.
  • Chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai.

2. Đông Kinh Nghĩa Thục 1907

  • Tại Bắc Kỳ có cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản
  • Tháng 3-1907 Lương văn Can, Nguyễn Quyền,Lê Đại, Vũ Hoành mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội sau đó lan rộng ra ngoại thành và nhiều tỉnh
  • Mục đích: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài,bồi dưỡng lòng yêu nước.
  • Hình thức và nội dung hoạt động:
  • Học phổ thông các bài: địa lý, lịch sử, khoa học thường thức.
  • Diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.
  • Trường mở rộng ra các tỉnh, số học sinh lên tới 1.000 người.
  • Tháng 11- 1907, thực dân Pháp giải tán Đông Kinh Nghĩa Thục, tịch thu sách vở tài liệu, Lương văn Can, Hoàng Tăng Bí… bị bắt.
  • Tác động: là một tổ chức cách mạng, nâng cao lòng yêu nước,phát triển văn hóa, giáo dục tư tưởng chống phong kiến hủ lậu,hỗ trợ phong trào Đông Du và Duy Tân.

3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ 1908

  • Cuộc vận động Duy Tân ( theo cái mới ) diễn ra sôi nổi tại Trung Kỳ.
  • Lãnh đạo là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
  • Mục đích: Vận động cải cách ( theo cái mới ) và khai dân trí
  • Hình thức và nội dung hoạt động:
    • Mở trường, diễn thuyết các đề tài xã hội, tình hình thế giới.
    • Đả phá hủ tục phong kiến, lạc hậu.
    • Đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu.
    • Mở mang công thương nghiệp.
  • Năm 1908 do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân nên phong trào chống đi phu, chống thuế diễn ra ở Quảng Nam, Quảng ngãi rồi lan ra khắp các tỉnh Trung Kỳ.
  • thực dân Pháp đàn áp,bắt bớ, tù đày Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp

4. Điểm giống nhau và khác nhau

Nội dung Phong trào Đông Du Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ
Điểm giống nhau

Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, do các sĩ phu nho học lãnh đạo.

Điểm khác nhau Chủ trương Vũ trang chống Pháp giành độc lập dân tộc. Bạo động ôn hòa, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Vận động cải cách (theo cái mới) và khai dân trí.

1.2. Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) 

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến

  • Từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến.
  • Tăng cường bắt nông dân đi lính, thu hẹp điện tích trồng lúa, đời sống nhân dân khó khăn.
  •  Pháp đầu tư vào công nghiệp nên công nghiệp VN khởi sắc. Giai cấp tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên.
  • Nhằm cung cấp cho chiến trường Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Pháp dùng nhiều thủ đọan chính trị,văn hóa lừa bịp để ru ngủ nhân dân ta.
  • Đó là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh từ 1914-1918

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

  • Thái Phiên,Trần Cao Vân,Vua Duy Tân bí mật liên lạc với binh lính tại Huế (để đưa sang chiến trường Châu Âu) tiến hành khởi nghĩa.
  • Đêm 3 rạng sáng 4- 5- 1916 khởi nghĩa tại Huế, nhưng kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp; Thái Phiên và Trần Cao Vân bị tử hình, vua Duy Tân bị đày ở Châu Phi.
  • Thất bại do:lãnh đạo, tổ chức còn non kém, thời cơ chưa chín muồi, tư tưởng quân chủ lập hiến đã lạc hậu.

b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

  • Nguyên nhân khởi nghĩa: do chính sách bóc lột của Pháp, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn nên bất bình nổi dậy
  • Tù chính trị Lương Ngọc Quyến cùng với Đội Cấn khởi nghĩa đã giết chết được tên Giám binh Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở và làm chủ tỉnh Thái Nguyên.
  • Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn hy sinh.
  • Thất bại do nổ ra tự phát, bị động không có chương trình hành động cụ thể.
  • So sánh: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917):
    • Giống nhau: lực lượng tham gia đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tù chính trị, nhân dân địa phương ; thành phần lãnh đạo là những sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ.
    • Khác nhau: ở Huế có sự tham gia của Vua Duy Tân.

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước

  • Hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An.
  • Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp.
  • Các cuộc khởi nghĩa thất bại và không tán thành đường lối hoạt động của các cụ, Người quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới.
  • Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài gòn), Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Nguyễn văn Ba, làm phụ bếp cho tàu La Tut sơ Tơ rê vin, để sang Pháp.
  • Người qua nhiều nước Châu Phi, châu Mỹ, châu Âu
  • Người trở lại Pháp năm -1917. Người làm nhiều nghề,trực tiếp học tập và rèn luyện ở giai cấp công nhân.
  • Người tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, tranh thủ các buổi mít tinh để tố cáo tội ác của thực dân Pháp, và tuyên truyền cách mạng Việt nam.
  • Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, ảnh hưởng của cách mạng tháng Mưởi Nga, tư tưởng của người có những biến chuyển, hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • Hoạt động của người rất đúng hướng tạo điều kiện để cách mạng Việt Nam bắt gặp chân lý cứu nước của thời đại: chủ nghĩa Mác –Lê nin.
  • Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hướng theo phương Đông, nhưng thất bại.
  • Nguyễn Tất Thành hướng theo phương Tây, gặp ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin.
ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 144 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập Thảo luận 1 trang 145 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập Thảo luận 2 trang 145 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập Thảo luận trang 146 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập Thảo luận 1 trang 148 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập Thảo luận 2 trang 148 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập Thảo luận 1 trang 149 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập Thảo luận 2 trang 149 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập 1 trang 149 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập 2 trang 149 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập 3 trang 149 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập 4 trang 149 SGK Lịch sử 8 Bài 30

Bài tập 1.1 trang 104 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.2 trang 104 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.3 trang 105 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.4 trang 105 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.5 trang 105 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.6 trang 105 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.7 trang 105 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.8 trang 105 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 2 trang 105 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 3 trang 106 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4 trang 106 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 5 trang 106 SBT Lịch Sử 8

3. Hỏi đáp Bài 30 Lịch sử 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 8 HỌC247

NONE
OFF