OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 1 trang 188 SGK Lịch sử 12

Giải bài 1 tr 188 sách GK Sử lớp 12

Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết câu 1

Về điểm giống nhau. 

  •  Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
  •  Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 
  •  Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ. 
  •  Đều bị thất bại. 

Khác nhau: 
Về lực lượng tham chiến chính . 

  • Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn. 
  • Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ. 
  • Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước. 

Về địa bàn diễn ra. 

  • Chiến tranh đặc biệt: miền Nam. 
  • Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc. 
  • Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương. 

Về thủ đoạn cơ bản. 

  • Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách. 
  • Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định. 
  • Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu "thay màu da đổi xác chết". 

Về tính chất ác liệt: 

  • Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri. 
  • Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước. 

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1 trang 188 SGK Lịch sử 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF