OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)


Với bài học này, các em sẽ được tiếp cận với kiến thức về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng

- Hoàn cảnh lịch sử

  • Chủ quan
    • Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội.
    • Nguyên nhân: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”
    • Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
  • Khách quan
    • Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
    • Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, nên Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.                     

- Nội dung đường lối đổi mới

  • Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991), VIII (6 - 1996), IX (4 - 2001).
  • Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
  • Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
  • Về kinh tế
    • Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
    • Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
    • Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
  • Về chính trị
    • Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
    • Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
    • Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

1.2. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới từ 1986 - 2000

  • Đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 – 2000 được thực hiện qua ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.

- Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

a. Đại hội VI (12 - 1986) mở đầu công cuộc đổi mới
  • Đại hội VI (15 - 18/12/86) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước.
  • Khẳng định tiếp tục đường lối cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa.
  • Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỷ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên.
  • Nhiệm vụ, mục tiêu: tập trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
  • Nông – lâm – ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật…
b. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới
  • Thành tựu của việc thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.
  • Kinh tế
    • Về lương thực thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân, sản lượng lương thực 21,4 triệu tấn/1989.
    • Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng.
    • Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Năm 1989, nước ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
    • Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).
  • Như vậy:
    • Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
    • Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân.
    • Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ.
    • Tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.
  • Chính trị
    • Bộ máy Nhà nước ở  trung ương và địa phương được sắp xếp lại, theo hướng phát huy dân chủ nội bộ  và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.
    • Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
  • Khó khăn và yếu kém:
    • Nền kinh tế còm mất cân đối, lạm phát còn cao, lao động  thiếu việc làm...
    • Chế độ tiền lương bất hợp lý.
    • Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, tệ nạn tham nhũng, hối lộ...chưa được khắc phục.

- Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 - 1995

a. Đại hội VII (6 - 1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới
  • Đại hội đại biều lần VII họp từ ngày 24 – 27/6/1991,  đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu; khắc phục các khó khăn, yếu kém và điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên.
  • Thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”.
  • Nhiệm vụ, mục tiêu:
    • Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
    • Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
    • Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế; từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.
b. Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới
  • Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995, đạt nhiều thành tựu và tiến bộ
    • Kinh tế tăng trưởng nhanh, hằng năm GDP tăng bình quân 8,2%, công nghiệp tăng 13,3%, nông nghiệp là 4,5%.
    • Tài chính, tiền tệ: lạm phát giảm còn 12,7% (1995). Tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.
    • Trong 5 năm xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, nhập khẩu 21 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng với hơn 100 nước.
    • Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, bình quân hằng năm 50%. Cuối 1995, vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD.
    • Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.                   
    • Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát  triển mới.     
    • Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện
    • Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố.
    • Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào hoạt động của cộng đồng quốc tế.
    • Năm 1995, ta có quan hệ với hơn 160 nước.
    • 7/1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
    • Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
  • Khó khăn và hạn chế
    • Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm...
    • Tham nhũng, lãng phí, buôn lậu...chưa được ngăn chặn.
    • Sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, đời sống nhân dân còn khó khăn.

- Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000

a. Đại hội VIII (6/1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Đại hội VIII tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
  • Đại hội khẳng định: “Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
  • Nhiệm vụ, mục tiêu:
    • Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
    • Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
    • Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
    • Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.
b.  Chuyển biến tiến bộ và khó khăn, hạn chế của công cuộc đổi mới
  • GDP tăng bình quân hằng năm 7%, công nghiệp 13,5%/năm, nông nghiệp là 5,7%.
  • Nông nghiệp, phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội.
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Hoạt động xuất nhập khẩu tăng
    • Xuất khẩu: đạt 51,6 tỷ USD, bình quân hằng năm 21% với ba mặt hàng chủ lực là gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ ba thế giới) và thủy sản.
    • Nhập khẩu tăng 13,3%/năm.
  • Vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5 lần so với 5 năm trước.
  • Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000 có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.
  • Năm 2000, có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
  • Giáo dục: năm 2000 phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, thực hiện chương trình phổ cập THCS.
  • Số người có việc làm tăng 1,2 triệu người/năm.
  • Thành tựu
    • Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân.
    • Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN.
    • Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
  • Hạn chế
    • Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao, hiệu quả sức cạnh tranh thấp.
    • Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.
    • Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
    • Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
    • Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Những nội dung chính các em cần nắm sau bài học này là:

  • Đường lối đổi mới đất nước của Đảng
  • Thành tựu, khó khăn và yếu kém của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận 1 trang 209 SGK Lịch sử 12 Bài 26

Bài tập Thảo luận 2 trang 209 SGK Lịch sử 12 Bài 26

Bài tập Thảo luận 1 trang 216 SGK Lịch sử 12 Bài 26

Bài tập Thảo luận 2 trang 216 SGK Lịch sử 12 Bài 26

Bài tập 1 trang 216 SGK Lịch sử 12

Bài tập 2 trang 216 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1.1 trang 136 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.2 trang 136 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.3 trang 136 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.4 trang 136 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.5 trang 137 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.6 trang 137 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.7 trang 137 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.8 trang 137 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.9 trang 137 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.10 trang 137 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.11 trang 138 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 2 trang 138 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 3 trang 138 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 4 trang 139 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 5 trang 139 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 6 trang 140 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 7 trang 140 SBT Lịch Sử 12

3. Hỏi đáp Bài 26 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

NONE
OFF