OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Câu hỏi mục II.6 trang 42 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.6 trang 42 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục II.6

Phương pháp giải

B1: Đọc mục II- 6 trang 41, 42 SGK.

B2: Các từ khóa: Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Nho gia, Đạo gia, Pháp gia.

Lời giải chi tiết

- Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật.

- Nho gia: do Khổng Tử sáng lập bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Nho gia sau thời Hán Vũ Đế đã trở thành học thuyết chính trị chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế  Trung Quốc.

- Pháp gia: Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.

- Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa.

- Mặc gia: Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa.

- Mặc Tử còn là người chủ trương “thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên).

Đạo gia và Đạo giáo: Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Câu hỏi mục II.6 trang 42 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF