Hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 10 Bài 16 Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (Tiếp theo) giúp các em nắm vững kiến thức đã học.
-
Bài tập Thảo luận trang 83 SGK Lịch sử 10 Bài 16
Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?
-
Bài tập Thảo luận trang 86 SGK Lịch sử 10 Bài 16
Hãy nêu những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
-
Bài tập 1 trang 86 SGK Lịch sử 10
Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
-
Bài tập 2 trang 86 SGK Lịch sử 10
Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 3 trang 86 SGK Lịch sử 10
Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
-
Bài tập 4 trang 86 SGK Lịch sử 10
Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.
-
Bài tập 1 trang 75 SBT Lịch sử 10 Bài 16
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X, có thể nói rằng:
A. phong trào nổ ra rời rạc, lẻ tẻ và cuối cùng đẽu không thu được kết quả.
B. trong phong trào, có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân đội chính quy và lực lượng nông dân.
C. phong trào nổ ra liên tục, quyết liệt ở cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Nhiều cuộc khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, giành được thắng lợi trong một thời gian ngắn.
D. các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều thất bại vì không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo
2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì này là
A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
B. chính sách đồng hoá của chính quyén đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
C. chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.
3. Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa năm 40 tại
A. Mê Linh (Vĩnh Phúc). C. Hát Môn (Phúc Thọ – Hà Nội).
B. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). D. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh).
4. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như sau:
A. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh ; Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô tại đây.
B. Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu – trị sở của chính quyến đô hộ : Thái thú Tô Định bị giết tại trận.
C. Được nhân dân nhiệt tỉnh hưởng ứng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyến đô hộ.
D. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy vế nước.
5. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
A. được đông đảo nhân dân tham gia.
B. có sự liên kết với các tù trưởng thiểu số.
C. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
D. lực lượng tượng binh đóng vai trò tiên phong.
6. Những nơi nào sau đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa nghĩa quân của Hai Bà Trưng với quân xâm lược Hán?
A. Lãng Bạc, Mê Linh, cấm Khê, Luy Lâu.
B. Chu Diên, Mê Linh, Hát Môn, cổ Loa.
C. Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Chu Nhai.
D. Lãng Bạc, cổ Loa, Hạ Lôi, Cấm Khê.
7. Nước Vạn Xuân ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248.
B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (713-722).
C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.
D. Khởi nghĩa của Lý Bí năm 542.
8. Kinh đô của nước Vạn Xuân được dựng ở đâu?
A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
B. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). D. Hoa Lư (Ninh Bình).
9. Dạ Trạch Vương là vương hiệu mà tướng sĩ suy tôn
A. Lý Bí. C. Lý Phật Tử.
B. Triệu Quang Phục. D. Lý Thiên Bảo.
10. Nước Vạn Xuân chấm dứt tồn tại vào thời gian nào?
A. Năm 545. C. Năm 602.
B. Năm 550. D. Năm 603.
11. Người biết tận dụng thời cơ, nổi dậy giành quyền tự chủ vào năm 905 là
A. Dương Đình Nghệ. C. Khúc Thừa Dụ.
B. Ngô Quyền. D. Khúc Thừa Mĩ.
12. Họ Khúc đã làm gì để xây dựng và củng cố chính quyển tự chủ vừa giành được?
A. Xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố.
B. Chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại
C. Thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt.
D. Liên kết với Champa và các nước láng giềng khác.
13. Sự nghiệp giành quyến tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục.
B. Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
C. Đặt cơ sở nền móng cho sự nghiệp giành độc lập, tự chủ của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.
D. Là điều kiện để đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.
-
Bài tập 2 trang 78 SBT Lịch sử 10 Bài 16
Hoàn chỉnh bảng thống kê dưới đây về các sự kiện tiêu biểu trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
-
Bài tập 3 trang 78 SBT Lịch sử 10 Bài 16
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc?
-
Bài tập 4 trang 78 SBT Lịch sử 10 Bài 16
Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
-
Bài tập 5 trang 79 SBT Lịch sử 10 Bài 16
Tại sao nói: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc?
-
Bài tập 6 trang 79 SBT Lịch sử 10 Bài 16
Trình bày một cách khái quát những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong lịch sử của dân tộc ta.