OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Lịch sử 10, HỌC247 đã biên soạn bài Các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Bài giảng tóm tắt chi tiết về các dân tộc trên đất nước Việt Nam, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam .... giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài, vận dụng các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi liên quan. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thành phần các dân tộc trên đất nước Việt Nam

a) Thành phần dân tộc theo dân số

- Việt Nam hiện có 54 dân tộc, phân bổ trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó:

- Dân tộc Kinh (còn gọi dân tộc Việt) có số lượng đông nhất (chiếm 85,3% tổng dân số cả nước).

- Các dân tộc còn lại chiếm 14,7% dân số, gồm nhiều nhóm:

+ Các dân tộc có dân số trên dưới một triệu người: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khmer, Nùng, Dao, Hoa.

+ Các dân tộc có dân số vài trăm nghìn người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Sán Chay, Xtiêng,...

+ Các dân tộc có dân số dưới một trăm nghìn người đến hơn mười nghìn người: Thổ, Khơ-mú, Bru - Vân Kiều, Cơ-tu, Giáy, Giẻ-Triêng,...

b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

Khái niệm ngữ hệ

- Ngữ hệ (hệ ngôn ngữ) là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản.

- Mỗi một ngữ hệ bao gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ. Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hmông - Dao, Thái - Ka-đai và Hán - Tạng. Tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ Nam Á - một ngữ hệ lớn ở vùng Đông Nam Á lục địa.

Sự phân chia tộc người theo ngữ hệ

- Xét về mặt ngôn ngữ, các dân tộc ở Việt Nam thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hmông - Dao, Hán - Tạng và Thái - Ka-đai. Mỗi ngữ hệ gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ.

- Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có tiếng nói riêng, trong đó 26 dân tộc đã có chữ viết. Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức của nhà nước và là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc. 

- Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là vừa tập trung vừa xen kẽ, trong đó tình trạng cư trú xen kẽ khá phổ biến. 

1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

a) Đời sống vật chất

Hoạt động sản xuất

- Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước.

- Trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, làm nghề rèn, làm đồ gỗ,...) và buôn bán, trao đổi hàng hoá. 

Nghề làm đồ gốm của người Chăm (Ninh Thuận)

Ẩm thực, trang phục và nhà ở

- Ẩm thực: lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô. 

- Trang phục của nữ giới gồm có váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón); trang phục nam giới có quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn (một số dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ hay đóng khố, cởi trần, khi trời lạnh thì choàng thêm tấm vải). 

Trang phục truyền thống của người Gia-rai (Gia Lai)

- Nhà ở của đồng bào rất đa dạng về loại hình, bao gồm nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường. Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét,... Nhà ở của người Kinh, Hoa, Chăm là nhà trệt (làm trên nền đất bằng). Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, Tây Bắc,... thường là nhà sàn. 

b) Đời sống tỉnh thần

Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng Trời, đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma,..). Ngoài ra, một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo.

Phong tục, tập quán, lễ hội

- Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

- Người Kinh có nhiều lễ hội lớn như: lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa Hương (Hà , lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (An Giang),... Cộng đồng các dân tộc thiểu số có các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội Cầu mùa (dân tộc Dao, Thái, Khơ-mú, Tà-ôi,...), lễ hội Ăn trâu (Đâm trâu), lễ hội Đua voi, lễ hội Cổng chiêng, lễ Bỏ mả (các dân tộc Tây Nguyên), lễ hội Lổng tổng (dân tộc Tày), ...

Lễ hội Lồng tồng của người Tày (Hà Giang)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Trình bày những nội dung cơ bản về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (hoạt động sản xuất, ẩm thực, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại).

Hướng dẫn giải

Lĩnh vực

Nội dung

Hoạt động sản xuất

- Canh tác trên ruộng nước, ruộng khô, nương rẫy; kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao)

- Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Sản xuất thủ công nghiệp, mua bán và trao đổi hàng hóa.

Ẩm thực

- Lương thực chính là lúa, ngô.

- Thức ăn chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp.

- Đồ uống đa dạng như rượu cần, rượu trắng cất từ gạo, ngô, sắn. 

Trang phục

- Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hình thức hoa văn trang trí

- Trang phục của nam: quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn

- Trang phục của nữ: váy, quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ.

- Đồ trang sức như nhẫn, khuyên tai, vòng, dây chuyền,…

Nhà ở

- Nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường.

- Vật liệu làm nhà: gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa,…

- Nhà rông của người Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng ở Tây Nguyên.

Phương tiện đi lại

Phương tiện đa dạng

Ghe, thuyền, xe bò…

Câu 2: Điều kiện tự nhiên nơi cư trú ảnh hưởng đến đời sống vật chất của các dân tộc như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất của các dân tộc, nó góp phần quan trọng định hình nên văn hóa của từng vùng miền, dân tộc.

- Những dấu ấn rõ nhất của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống vật chất của các dân tộc được thể hiện trên các mặt như sản xuất, nhà ở, trang phục, ẩm thực, phương tiện.

- Nó góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc, làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc Việt Nam.

ADMICRO

 Luyện tập Bài 19 Lịch sử 10 CTST

Sau bài học này, giúp các em:

- Nêu được thành phần các dân tộc theo dân số. Trình bày được khái niệm ngữ hệ và việc phân chia tộc người theo ngữ hệ.

- Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 Lịch sử 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 Lịch sử 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục I.1 trang 119 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 1 mục I.2 trang 120 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 2 mục I.2 trang 120 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.1 trang 123 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 1 mục II.2 trang 125 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 2 mục II.2 trang 125 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi 3 mục II.2 trang 125 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 126 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 126 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 1 trang 126 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 2 trang 126 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 1 trang 123 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 2 trang 123 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 3 trang 124 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 4 trang 126 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 5 trang 127 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 6 trang 127 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu 7 trang 128 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 19 Lịch sử 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
OFF