OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử


Bài giảng Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lịch sử là gì ?

- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đên ngày nay, bao gồm cả lịch sử tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

+ Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

+ Nhận thức lịch sử là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.

* Một số hiện vật lịch sử và cách tái hiện lịch sử nước Âu Lạc

- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và cải thiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử dùng như nó xảy ra.

1.2. Sử học

a) Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người

- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một các nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại. 

- Chức năng của Sử học:

+ Khoa học:

· Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

· Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Xã hội:

· Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.

· Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của Sử học:

+ Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…

+ Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,…Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại.

b) Nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Một số nguyên tắc cơ bản của Sử học:

+ Khách quan: tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cây à là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.

+ Trung thưc: tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử.

+ Nhân văn, tiến bộ:

· Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.

· Không kích động hận thù, kì thị, xung đột, sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

c) Các phương pháp cơ bản của Sử học

- Phương pháp lịch sử:

+ Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó.

+ Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, tránh suy diễn, hiện đại hóa lịch sử.

- Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng.

- Phương pháp lịch đại và đồng đại:

+ Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).

+ Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).

- Phương pháp liên ngành: vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công nghệ).

d) Các nguồn sử liệu

- Một số loại hình sử liệu:

+ Căn cứ vào hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện (phim, băng, đĩa).

+ Căn cứ vào tính chất: sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp), sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phát sinh).

- Các loại hình sử liệu cung cấp thông tin với độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào mục đích truyền tin và kênh cung cấp thông tin.

- Các nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu:

+ Sưu tầm sử liệu: lập danh mục sử liệu cần sưu tầm; tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần tìm hiểu.

+ Xử lí thông tin sử liệu: phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988):” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.

Hướng dẫn giải

Qua lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ta có thể hiểu :

- Lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, dòng chảy thời gian ấy sẽ không lặp lại.

- Sử học cần phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác.

- Điều kiện tiên quyết để khôi phục lịch sử chính xác và cụ thể nhất đòi hỏi nhà sử học phải trung thực và có cái nhìn khách quan về lịch sử để tránh nhận thức phiến diện, một chiều và chủ quan theo ý kiến cá nhân. 

=> Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực  và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

Câu 2: Phân tích ý nghĩa một số nguyên tắc cơ bản của Sử học?

Hướng dẫn giải

Một số nguyên tắc cơ bản của Sử học:

  • Khách quan: tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cây và là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.
  • Trung thưc: tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử.
  • Nhân văn, tiến bộ:
    • Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.
    • Không kích động hận thù, kì thị, xung đột, sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 
ADMICRO

 Luyện tập Bài 1 Lịch sử 10 KNTT

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

- Giải thích được khái niệm Sử học.

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).

- Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Lịch sử 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Lịch sử 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 9 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 9 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 9 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 10 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 10 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 11 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 11 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 11 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 12 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 14 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 14 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 14 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 14 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 14 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 14 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 1 trang 5 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 8 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 10 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 10 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 10 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 11 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 1 Lịch sử 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
OFF