Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều để biết được khái niệm cân bằng tự nhiên. Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cân bằng tự nhiên
1.1.1. Khái niệm cân bằng tự nhiên
- Khái niệm cân bằng tự nhiên: trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hưởng tới sự thích nghi với điều kiện sống.
-Ví dụ về sự cân bằng tự nhiên: trong hệ sinh thái rừng.
1.1.2. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên
-Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: cân bằng tự nhiên bị phá vỡ do các quá trình tự nhiên và hoạt động của con người như tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ, gây ô nhiễm môi trường sống, làm tăng nhanh đột ngôi số lượng các thể của một loài nào đó của hệ sinh thái...
-Biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên: bảo vệ đa dạng sinh học, kiểm soát việc du nhập các loài sinh vật...
1.1.3. Bảo vệ động vật hoang dã
-Có một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã như:
+ Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát các hoạt động sản bắn, buôn bán động vật hoang dã; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã.
+ Bảo vệ các khu rừng và biển là nơi sống của các loài động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ sinh cảnh và các động vật hoang dã…
Hình 42.1. Một số động vật có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng
1.2. Bảo vệ môi trường sống
1.2.1. Tác động của con người đối với môi trường
Hình 42.2. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
- Tác động của con người qua các thời kì phát triển xã hội.
- Gây phá huỷ và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, mất đa dụng sinh học, gây ra lũ lụt, hạn hán...
- Vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
1.2.2. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng các tính chất của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
1.2.3. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa,... vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.
- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống. Để bảo vệ cân bằng tự nhiên, cần bảo vệ và kiểm soát các loài sinh vật, bảo vệ các hệ sinh thái, kiểm soát, giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học,... - Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng vì bảo vệ động vật hoang dã gắn với bảo vệ đa dạng sinh học. - Qua các thời kì phát triển xã hội, khai thác tài nguyên bất hợp lí là tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên. Để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, con người cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm sức ép lên môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên,... - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng khi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. - Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. Một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như: hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hạn chế nạn phá rừng, hạn chế sự gia tăng dân số, sử dụng năng lượng mới, ứng dụng công nghệ mới,... |
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
B. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
C. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
D. sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
Hướng dẫn giải
Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Đáp án D
Ví dụ 2: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là
A. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
C. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao
D. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao
Hướng dẫn giải
Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong.
Đáp án B
Luyện tập Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên. Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.
- Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
- Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên; vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
3.1. Trắc nghiệm Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 42 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 42 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 193 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 1 trang 193 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 2 trang 194 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 3 trang 194 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Luyện tập 3 trang 194 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 4 trang 195 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 5 trang 195 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 6 trang 195 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 7 trang 196 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 8 trang 196 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Luyện tập 2 trang 197 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 1 trang 197 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 2 trang 197 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Vận dụng 3 trang 197 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD
Hỏi đáp Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!