OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều giúp chúng em tìm hiểu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét và giải thích ích lợi của các phản ứng đó cho cơ thể? Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường sống của sinh vật

- Môi trường sống là tất cả những gì ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Bốn loại môi trường chủ yếu bao gồm: trên cạn, dưới nước, trong đất và sinh vật.

- Cơ thể sinh vật cũng là môi trường sống của sinh vật khác như kí sinh và cộng sinh.

Hình 38.1. Một số sinh vật và môi trường sống của chúng

1.2. Các nhân tố sinh thái của môi trường 

- Nhân tố sinh thái là các yếu tố trong môi trường ảnh hưởng đến sinh vật.

- Chia thành hai nhóm: vô sinh và sống.

+ Nhân tố sinh thái vô sinh là những yếu tố vật lí, hoá học của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,...

+ Nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Sinh vật có đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau của môi trường sống.

- Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt, có trí tuệ và tác động có chủ đích, làm thay đổi các nhân tố khác của môi trường.

Hình 38.2. Một số nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của cây xanh

1.3. Giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và điểm cực thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

- Ví dụ: Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là từ 5,6°C đến 42°C, còn ở loài xương rồng sa mạc là từ 0°C đến 56°C.

Hình 38.3. Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật. Có bốn loại môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

- Nhân tố sinh thái là các nhân tố của môi trường có tác động tới sinh vật, gồm nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

- Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái, ngoài giới hạn này sinh vật sẽ không tồn tại được.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa

A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi

B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp

C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp

D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi

 

Hướng dẫn giải

Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.

Đáp án C



Ví dụ 2: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với cây sống ở vùng có sáng mạnh?

A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang

B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển

C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng

D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất

 

Hướng dẫn giải

Đặc điểm không đúng với cây sống ở vùng có sáng mạnh là phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang. Cây sống ở vùng có sáng mạnh thường có phiến lá dày, có mô giậu phát triển để hạn chế sự thoát hơi nước và bảo vệ lá khỏi các tia nắng mặt trời trực tiếp.

Đáp án A

ADMICRO

Luyện tập Bài 38 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật.

Phân biệt được bốn môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ các môi trường sống của sinh vật.

Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh.

Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

Trình bày được sơ lược khái niệm về giới hạn sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 38 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 38 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 38 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 38 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập trang 180 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 180 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 5 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 1 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng 2 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 38 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF