OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 31: Hệ vận động ở người


Để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ vận động; một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và vai trò của tập thể dục, thể thao, chúng ta hãy cùng đến với nội dung Bài 31: Hệ vận động ở người môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức do HOC247 tổng hợp và rút gọn để tìm hiểu rõ hơn về hệ vận động ở người nhé.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ vận động

a. Cấu tạo của hệ vận động

- Bộ xương và hệ cơ là hai phần cấu tạo chính của hệ vận động ở người.

- Xương được tạo thành từ chất hữu cơ và chất khoáng, chia thành ba phần là xương đầu, xương thân, xương chi và được nối với nhau bởi các khớp xương.

- Hệ cơ bao gồm khoảng 600 cơ, cơ bám vào xương qua các mô liên kết như dây chằng, gần.

 

b. Chức năng của hệ vận động

- Bộ xương giúp tạo nên khung cơ thể, bảo vệ và giữ cho cơ thể có hình dạng ổn định.

- Cơ bám vào xương và khi co, dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động.

- Các khớp xương tạo kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương, cho phép xương chịu được tải cao khi vận động.

- Chất khoáng trong xương làm cho xương bền chắc, chất hữu cơ giúp cho xương có độ mềm dẻo, cho phép cơ thể vận động một cách linh hoạt và chắc chắn.

+ Xương: xương đầu, xương thân, xương chi

+ Hệ cơ: khoảng 600 cơ bám vào xương

- Chức năng: tạo khung cơ thể, bảo vệ cơ thể, di chuyển và vận động, chịu được tải cao khi vận động.

1.2. Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

- Tật cong vẹo cột sống: tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía trước hay phía sau. Có thể do tư thế hoạt động không đúng, mang vác vật nặng thường xuyên, tai nạn hay còi xương.

- Bệnh loãng xương: thiếu calcium và phosphorus dẫn đến thưa mật độ chất khoảng trong xương. Thường gặp ở người cao tuổi. Người mắc bệnh loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn người không mắc.

- Xương bị giòn, dễ gãy là xương của người mắc bệnh loãng xương (xương bên phải trong hình 31.4b). Bệnh loãng xương dẫn đến mật độ chất khoảng trong xương thưa dần, khi bị chấn thương, người mắc bệnh này có nguy cơ gãy xương cao hơn người không mắc bệnh.

- Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư để tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.

1.3. Vai trò của tập thể dục, thể thao

- Kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương

- Giúp cơ bắp nở nang và rắn chắc

- Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì: 

A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng

B. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng

C. Chưa có thành phần khoáng

D. Chưa có thành phần cốt giao

 

Hướng dẫn giải

Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng.

 

Bài 2. Hãy nêu cấu tạo của hệ vận động?

 

Hướng dẫn giải

Cấu tạo của hệ vận động gồm:

- Bộ xương và hệ cơ là hai phần cấu tạo chính của hệ vận động ở người.

- Xương được tạo thành từ chất hữu cơ và chất khoáng, chia thành ba phần là xương đầu, xương thân, xương chi và được nối với nhau bởi các khớp xương.

- Hệ cơ bao gồm khoảng 600 cơ, cơ bám vào xương qua các mô liên kết như dây chằng, gần

ADMICRO

Luyện tập Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ), mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động. 

- Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.

- Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp (tự đề xuất được một chế độ luyện tập cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và thể hình).

3.1. Trắc nghiệm Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Em có thể trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 31 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF