OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học


Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học thuộc Chương 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự biến đổi vật lí

- Thí nghiệm : Làm biến đổi trạng thái của nước đá

Hình 2.1. Sự chuyển thể của nước

+ Cho vài viên nước đá vào cốc thuỷ tinh và để yên trong 5 phút. Quan sát trạng thái nước đá lúc này.

+ Sau đó, đun nóng cốc thuỷ tinh chứa nước đá nêu trên cho đến khi nước sôi. Quan sát hiện tượng khi nước sôi

- Ví dụ:

+ Uốn sợi dây điện thành hình lò xo.

+  Kem tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh.

- Khi vật thể bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước, … mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu được gọi là biến đổi vật lí.

1.2. Sự biến đổi hoá học

- Thí nghiệm : Làm đục nước vôi trong

Hình 2.2. Thí nghiệm là đục nước vôi trong

+ Bước 1: Cho một ít bột baking soda vào ống nghiệm (1) và cho 5 mL nước vôi trong vào ống nghiệm (2).

+ Bước 2: Thêm 5 mL giấm ăn vào ống nghiệm (1) rồi đậy kín bằng nút cao su có gắn sẵn ống dẫn khí hình chữ U vào ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2) (Hình 2.4).

+ Bước 3: Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (2).

- Ví dụ:

+ Đốt cháy kim loại magnesium.

+ Cơm để lâu ngày bị thiu.

Khi chất bị biến đổi tạo ra chất khác, được gọi là biến đổi hoá học.

- Chú ý:

Trong quá trình quang hợp ở thực vật đã xảy ra sự biến đổi hoá học. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen từ khí carbon dioxide và nước.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi vật lý và biến đổi hóa học

A. Sự thay đổi về màu sắc của chất

B. Sự xuất hiện chất mới

C. Sự thay đổi về trạng thái của chất

D. Sự thay đổi về hình dạng của chất

 

Hướng dẫn giải

Khi chất bị biến đổi tạo ra chất khác, được gọi là biến đổi hoá học.

Đáp án: B

 

Bài tập 2 Hiện tượng nào sau đây là biến đổi vật lý

a. Hiện tượng thủy triều

b. Băng tan

c. Nến cháy

d. Nước chảy đá mòn

e. Đốt cháy lưu huỳnh sinh ra khí lưu huỳnh đioxit

 

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng thủy triều là là hiện tượng vật lí vì nó được lặp đi lặp lại theo chu kì, phụ thuộc vào sự xuất hiện của mặt trăng và mặt trời

- Băng tan là hiện tượng vật lí vì băng vốn là do nước hóa rắn khi ở nhiệt độ thấp dưới 0 độ C. Khi trời quá nóng sẽ xuất hiện hiện tượng băng tan

Hiện tượng a, b

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

 Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 7 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 8 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF